Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Mưa lớn bất thường vào một thời điểm thì không hạ tầng nào chống chịu được
Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động Đại biểu Quốc hội kiến nghị ưu tiên giảm thuế đối với xăng, dầu Tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 rất chậm |
Ngày 30/5, bên lề phiên thảo luận của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề quy hoạch, khí hậu cực đoan khiến Hà Nội bị ngập nặng sau cơn mưa lớn ngày 29/5.
PV: Thưa Bộ trưởng, chiều ngày 29/5, trận mua to đổ xuống khiến Hà Nội ngập lụt nặng. Vậy điều này có liên quan đến quy hoạch không, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thời tiết hiện nay có biến đổi bất thường, nhiệt độ nóng lên. Không phải chỉ Việt Nam mà ở các nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, châu Âu, hiện tượng bất thường tập trung vào một thời điểm thì không có hạ tầng nào có thể chịu đựng được.
Chúng ta cũng phải phân biệt vấn đề dị thường thời tiết như mưa lớn cực đoan với các vấn đề như đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn.
![]() |
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 30/5. |
PV: Xin Bộ trưởng cho biết, năng lực dự báo hiện nay liệu có tính được lượng mưa lớn trong một thời gian ngắn đổ xuống một vùng hay không?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Để dự báo chính xác những trận mưa lớn, diễn ra trong thời gian ngắn là điều không dễ. Hiện nay, các chuyên gia, các nhà khí tượng thủy văn đều hướng tới mục tiêu đó.
Cụ thể, khi dự báo lưu lượng mưa trong một khoảng thời gian có thể tính được ở một khu vực có lượng mưa như thế nào. Từ đó, mới đưa ra được khả năng tiêu thoát nước của hệ thống và cảnh báo ngập lụt.
PV: Tại các thành phố lớn cứ mỗi trận mưa là đường phố lại ngập lụt, vậy theo Bộ trưởng nguyên nhân là do đâu?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi cho rằng, phải nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị. Khi thiết kế, mỗi đô thị mang đặc trưng về địa hình khác nhau nhưng quan trọng nhất là phải dự báo được tính cực đoan của khí hậu thời tiết, số lượng dân cư.
Tức là các hệ thống thu nước mưa, thoát nước mưa, xử lý nước thải phải đồng bộ, phải tính toán được mật độ dân cư cùng với hạ tầng. Thậm chí có những vấn đề không chỉ dự báo xảy ra hàng năm mà có thể 20, 30 đến 50 năm mới xảy ra 1 lần cực đoan thì cũng phải có phương án.
Phương án đó tính toán để giúp cho khâu thiết kế cơ sở hạ tầng như công trình ngầm, đường giao thông ngầm, đường giao thông bề mặt. Phải có tầm nhìn để làm sao khu vực đó tự nhiên thoát được nước, hạn chế sử dụng máy móc thiết bị.
Ví dụ như Nhật Bản có khu vực bố trí những hầm chứa lớn ở dưới vừa giúp chống ngập, vừa giữ được lượng nước phòng khi hạn hán; hoặc người ta bố trí sân vận động, trường học, rồi cánh đồng lúa để trong trường hợp có thể ngập vào những nơi xung yếu thì điều chỉnh những van trong hệ thống đó để đưa các cánh đồng, sân vận động đó thành nơi giữ nước.
Tất nhiên để làm được như vậy là đắt đỏ, nhưng quan trọng là tầm nhìn, thiết kế, đầu tư hạ tầng và phải đồng bộ.
PV: Vùng lõi đô thị ở tại Việt Nam thường là các nhà cao tầng, đây có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau một cơn mưa lớn thì Hà Nội lại biến thành sông? Theo Bộ trưởng, cần có giải pháp nào cho Hà Nội?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tất nhiên là có ảnh hưởng, nhưng 2 hiện tượng đó chưa chắc đã có mối liên hệ với nhau. Ở đây tôi muốn nói là hạ tầng tiêu thoát nước phải tính toán bao gồm lượng nước con người sử dụng, lượng nước mưa trong trường hợp thời tiết cực đoan. Như vậy phải tính toán đồng bộ cơ sở hạ tầng, số lượng người dân, cộng với lượng nước tự nhiên.
Với Hà Nội, thứ nhất cần tăng cường công tác dự báo.
Thứ hai cần có dự án tổng thể đánh giá một cách căn cơ, đưa ra những số liệu lịch sử cũng như số liệu hiện nay về hiện tượng cực đoan của thời tiết.
Thứ ba là cần nghiên cứu một cách kỹ càng, khi thiết kế đô thị, để làm sao đô thị đó là đô thị thông minh, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Phải tính toán trong quá trình thiết kế các đô thị tạo ra hệ thống thoát nước, còn khi đã ngập rồi thì phải sử dụng các máy bơm để thoát nước, đó gần như là điều mang tính trù bị bắt buộc.
Cần có dự án tiếp cận một cách tổng thể, xuất phát từ dự báo, quy hoạch, tính toán để có một hạ tầng có thể chống chịu, thích ứng, phù hợp được. Thêm vào đó là các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giải pháp mang tính chủ động như hệ thống chứa nước tạm thời.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường

Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Nhạc sĩ Lê Bá Thường ra mắt hai ca khúc tri ân người lính nhân ngày 27/7

Khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,8 triệu lượt trong tháng 7/2025

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dự kiến đội hình mạnh nhất U23 Việt Nam đấu U23 Philippines: Văn Khang đá cao nhất, Thái Sơn trở lại
Tin khác

Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường
Nhịp sống Thủ đô 25/07/2025 12:46

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công
Thủ đô 25/07/2025 09:56

Lãnh đạo xã Thượng Phúc thăm, tặng quà các gia đình chính sách
Nhịp sống Thủ đô 25/07/2025 08:24

Phát triển vùng phát thải thấp trong nội đô Hà Nội theo “vết dầu loang”
Nhịp sống Thủ đô 24/07/2025 21:52

Theo chân cán bộ phường tri ân những người có công
Nhịp sống Thủ đô 24/07/2025 19:44

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài gửi Thư thăm hỏi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Nghệ An
Nhịp sống Thủ đô 24/07/2025 19:37

Xã Xuân Mai thăm, tặng quà người có công với cách mạng và gia đình chính sách tiêu biểu
Nhịp sống Thủ đô 24/07/2025 19:12

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi các thương binh, gia đình liệt sĩ
Nhịp sống Thủ đô 24/07/2025 19:09

Thành phố Hà Nội hỗ trợ tỉnh Nghệ An 5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của cơn bão Wipha
Nhịp sống Thủ đô 24/07/2025 18:12

Phường Chương Mỹ thăm, tặng quà các gia đình chính sách
Nhịp sống Thủ đô 24/07/2025 18:09