Bộ trưởng Bộ Y tế: Nỗ lực để đảm bảo mọi người dân đều được tiêm vắc xin ngừa Covid-19
Coi công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị là trong quý 1 phải coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách cũng như lâu dài. Coi công tác phòng chống dịch không thể kết thúc được trong 6 tháng đầu năm và ngay cả trong năm 2021. Vì thế, Bộ chính trị yêu cầu tất cả các cấp uỷ tăng cường công tác phòng chống dịch.
“Chúng ta phải chuẩn bị tất cả tình huống, kịch bản, không được chủ quan lơ là với công tác phòng chống dịch bệnh. Chuẩn bị sẵn 4 tại chỗ, là phương châm chống dịch đã quán triệt từ 2020 đến nay, để khi dịch xảy ra không bị động”, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết phải coi công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng trong thời gian tới |
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian qua có thể nói chúng ta đã có cái Tết an lành nhưng có một số địa phương đã phải căng mình đối phó với dịch bệnh. Với đợt dịch lần thứ 3 này, như ban đầu các chuyên gia nhận định là đợt dịch tương đối phức tạp vì biến chủng của Anh tốc độ lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng cũ.
Đến nay Hải Dương ghi nhận đến 575 ca mắc, vượt con số của ổ dịch tại Đà Nẵng với 389 ca. Số ca mắc trung bình trong ngày của Hải Dương bao giờ cũng cao hơn, chứng tỏ tốc độ lây lan của chủng này mạnh hơn, nhanh hơn. Do đó, Bộ trưởng đề nghị Hải Dương tới đây tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt với khu vực Chí Linh.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương một số điểm như: Các địa phương không được chủ quan, lơ là, không được nghĩ rằng dịch không xảy ra ở địa bàn của mình. Thực tế, dịch có thể xảy ra bất cứ nơi nào, địa điểm nào. Gia Lai là địa phương tưởng chừng không có ca bệnh nhưng vẫn xảy ra. Một số tỉnh thành phố khác cũng tương tự.
Đặc biệt, các địa phương cần chuẩn bị tất cả kịch bản khi bùng phát dịch. Nếu chỉ 1-2 địa phương có dịch thì Bộ Y tế có thể đáp ứng được nhưng nhiều địa phương có dịch thì sẽ rất khó khăn.
Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19 với các địa phương trong cả nước |
Do đó, các địa phương phải chuẩn bị các phương án xét nghiệm, các kịch bản xét nghiệm nhiều hơn. Phải nâng công suất xét nghiệm trong thời gian rất ngắn, công tác xét nghiệm phải đáp ứng theo mức độ diễn tiến của dịch. Đồng thời phải tập huấn cho tất cả các cán bộ y tế trên địa bàn về lẫy mẫu, chia nhỏ để đi lấy mẫu xét nghiệm. Các bệnh viện tại các địa phương cần chủ động xét nghiệm sàng lọc, tuyệt đối không chủ quan.
Có 60 triệu liều vắc xin trong năm 2021
Về vấn đề vắc xin phòng Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Bộ Y tế đã có tờ trình Bộ Chính trị, tinh thần chung của Bộ Chính trị là phải đảm bảo vắc xin để sử dụng cho người dân, làm sao để mỗi người dân có thể tiếp cận vắc xin.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua Bộ Y tế đã hết sức tích cực phối hợp các tổ chức, công ty đàm phán để sớm có vắc xin cho người dân Việt Nam.
Trong năm 2021 để đảm bảo tiêm đủ cho người dân, Việt Nam cần 150 triệu liều, Bộ Y tế đã đàm phán với chương trình COVAX facility cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm 2021, chủ yếu dành cho 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, Công ty AstraZeneca cũng cam kết cung cấp 30 triệu liều.
"Như vậy, tổng số chúng ta có 60 triệu liều vắc xin trong năm 2021. Bộ đang tích cực đàm phán với các công ty khác, một số nước khác để có thêm vắc xin. Chúng tôi khuyến khích các đơn vị có nguồn vắc xin, có thể trao đổi với Bộ Y tế cho vấn đề nhập khẩu để có vắc xin cho người dân", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến vấn đề vắc xin, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề xuất thêm, sắp tới khi có vắc xin ngừa Covid-19, Bộ Y tế cần có chỉ đạo tập huấn, đánh giá, hướng dẫn kỹ thuật tiêm vắc xin. Việc này sẽ giao Cục Y tế dự phòng, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur các địa phương xây dựng giáo trình, tập huấn để khi vắc xin tiêm cộng đồng lượng lớn phải có lực lượng sẵn sàng, không thể trông chờ vào lực lượng y tế dự phòng mỏng như hiện tại. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55