Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời về vấn nạn bạo lực học đường
Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phức tạp
Từ chiều 7/11 đến sáng 8/11, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ về nhóm lĩnh vực văn hóa, xã hội. Các vấn đề về giáo dục đào tạo, trong đó có việc xử lý bạo lực học đường được nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đại biểu Vương Quốc Thắng (Đoàn tỉnh Quảng Nam) hỏi: Trong Báo cáo số 508 ngày 3/10/2023 của Chính phủ gửi đến các đại biểu Quốc hội về đánh giá việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tại trang 54 có tự đánh giá "tình trạng bạo lực học đường diễn ra phức tạp".
Vậy theo Bộ trưởng, có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, hướng khắc phục thật căn cơ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian tới như thế nào?
![]() |
Đại biểu Vương Quốc Thắng (Đoàn tỉnh Quảng Nam) chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, tính từ ngày 1/9/2021 cho đến ngày 5/11/2023 cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến 2.016 học sinh, trong số đó có 854 học sinh là nữ.
Có thể nói các diễn biến của bạo lực học đường khá phức tạp. Nếu tính tỷ lệ với con số đó thì bình quân cứ khoảng 50 cơ sở giáo dục thì có xảy ra một việc bạo lực học đường và số các vụ bạo lực học đường có nhiều học sinh tham gia, xảy ra cả trong trường học lẫn ngoài trường học.
“Các bạo lực có số học sinh nữ tham gia nhiều hơn, đây là một điều khiến cho ngành giáo dục chúng tôi rất quan tâm, lo lắng và tìm mọi cách để cùng cả nước, cùng các địa phương để có thể xử lý vấn đề này”, Bộ trưởng nói.
Về nguyên nhân, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, có rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân từ phía ngành giáo dục là trong trường học. Trách nhiệm trong việc phát hiện và xử lý những tình huống dẫn đến bạo lực vẫn đang giao cho giáo viên kiêm các công việc, chẳng hạn như việc tư vấn tâm lý hay là những việc xử lý đó cho giáo viên.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Tuy nhiên, cũng có thể nói một phần các hiệu trưởng cũng như giáo viên trực tiếp khi phát hiện những tình huống dẫn đến bạo lực học đường thì vẫn còn có phần lúng túng về phương diện kỹ năng xử lý. Một phần khác là cũng qua một quá trình dịch bệnh kéo dài, học sinh học online lâu cho nên cũng dẫn đến những vấn đề về mặt tâm lý. Bên cạnh đó, những vấn đề về tâm sinh lý của tuổi đang trưởng thành cũng là các yếu tố.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu một vấn đề và mong được toàn bộ xã hội quan tâm, đấy là theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thì hàng năm có 220.000 vụ ly hôn, trong đó có từ 70% đến 80% có lý do liên quan đến xung đột và bạo lực gia đình.
“Với một tỷ lệ bạo lực gia đình như vậy thì học sinh trong các gia đình đó có thể vừa là người chứng kiến bạo lực, vừa là đối tượng bị bạo lực, bị bỏ rơi. Có thể nói môi trường gia đình như vậy theo thống kê thì số học sinh có bối cảnh bạo lực gia đình liên quan đến bạo lực trong nhà trường có một tỷ lệ rất lớn, cho nên việc ngăn chặn, giải quyết những vấn đề gia đình là một câu chuyện rất quan trọng”, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắc đến nguyên nhân ảnh hưởng của mạng xã hội, đặc biệt là những bộ phim của nhiều nước được giới trẻ rất quan tâm, có mô típ về bạo lực tập thể quay đưa lên mạng đang rất phổ biến, rất mong các ngành có liên quan cũng hỗ trợ cùng với ngành giáo dục để giải quyết vấn đề lớn này.
Liên quan đến giải pháp xử lý, ngăn chặn bạo lực học đường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ cần tăng cường tập huấn kỹ năng sống cho học sinh khi có vấn đề nguy cơ phát sinh bạo lực với chính mình.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ tăng cường tập huấn kỹ năng cho giáo viên phụ trách về vấn đề này; bổ sung bố trí vị trí chuyên trách tư vấn tâm lý học đường vào trong các cơ sở giáo dục; tăng cường triển khai các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, góp phần hạn chế, giảm khả năng phát sinh các vấn đề bạo lực, tiêu cực…
![]() |
Các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Đồng thời, đẩy mạnh sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ con em khỏi bạo lực học đường. Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, khâu quan trọng tạo nền tảng gốc rễ để giải quyết được vấn đề này đó là triển khai thật tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu phát triển con người, nâng cao nhân cách đạo đức con người Việt Nam...
Định hướng, thúc đẩy, hình thành giá trị văn hóa mới
Tranh luận tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đoàn tỉnh Đắk Lắk) cho biết bình quân mỗi năm học cả nước đã xảy ra hơn 1.500 vụ bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường; cứ 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau.
Đại biểu đề nghị vấn đề này cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, trong đó có Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi gia đình để góp phần chấm dứt bạo lực học đường. Về giải pháp, đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.
Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn tỉnh Kon Tum) nhìn nhận, mặc dù bạo lực học đường là vấn đề mà chúng ta đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn xảy ra với tính chất ngày càng phức tạp hơn.
Chia sẻ với Bộ Giáo dục và Đào tạo vấn đề khách quan trong giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng văn hóa ứng xử đạo đức học đường, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, trong bối cảnh hiện nay có những giá trị văn hóa truyền thống đang bị cạnh tranh, còn những giá trị mới đang hình thành và chưa rõ, chưa được khẳng định.
Do đó, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, vấn đề này không chỉ của ngành giáo dục mà còn là vấn đề của ngành văn hóa. Ngành văn hóa cần có giải pháp để duy trì, phát huy giá trị văn hóa đạo đức truyền thống, đồng thời định hướng, thúc đẩy, hình thành giá trị văn hóa mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

"Dịu dàng màu nắng" tập 37: Tai họa bất ngờ ập đến trước thềm đoàn tụ, Lan Anh nhập viện cấp cứu

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Nhận định trận nữ Tây Ban Nha vs nữ Đức: Cuộc đụng độ đỉnh cao

Nhận định Ostrava vs Legia: Cuộc đối đầu đầy ẩn số tại Europa League

Nhận định trận FC Astana vs Zimbru Chisinau: Chủ nhà khẳng định đẳng cấp

Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu
Tin khác

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở
Tin mới 22/07/2025 16:46

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027
Tin mới 22/07/2025 16:42

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco
Tin mới 22/07/2025 09:10

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương
Tin mới 21/07/2025 22:29

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3
Tin mới 21/07/2025 17:01

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3
Tin mới 21/07/2025 13:16

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3
Tin mới 21/07/2025 12:05

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3
Tin mới 21/07/2025 08:22

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ
Tin mới 20/07/2025 21:00

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã
Tin mới 20/07/2025 18:00