Bờ hữu sông Hồng sạt lở: Người dân sống trong lo âu
Đề xuất 273 tỷ xây kè chống sạt lở bờ hữu sông Hồng | |
Nỗi lo sạt lở đê |
Theo quan sát của PV, sau cơn bão số 3 vừa qua, gần như toàn bộ diện tích của ngôi nhà số phía cuối ngõ 975 nằm sát bờ sông Hồng đã bị đổ sập xuống sát mép bờ sông, cây cối, gạch ngói, tường bao nằm ngổn ngang ngay cạnh dòng chảy con sông.
Sau sự cố sạt lở bờ sông, toàn bộ ngôi nhà khang trang rộng rãi tại ngõ 975 đường Bạch Đằng giờ chỉ còn trơ lại nền gạch. |
Toàn bộ ngôi nhà giờ chỉ còn phần cửa ra vào được UBND phường Bạch Đằng gắn biển cảnh báo khu vực sạt lở là còn nguyên vẹn. Phía bên ngoài, gần chục ngôi nhà của các hộ dân sinh sống tại ngõ lân cận cũng đang có dấu hiệu nghiêng lún về phía bờ sông… nguy cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Bà PhạmThị Bình - chủ nhân ngôi nhà bị sạt xuống sông Hồng - cho biết, ngay trong đêm cơn bão số 3 đổ vào Hà Nội, nền nhà bà bỗng dưng sụt xuống từng mảng. Chỉ trong chớp mắt, gần 60m2 diện tích mà gia đình bà sinh sống trong hàng chục năm qua đã bị cuốn trôi hoàn toàn.
Để bảo đảm an toàn, mùa mưa nào phường Bạch Đằng cũng cử cán bộ, cùng Tổ dân phố đến vận động mọi người di chuyển, nhưng đó, cũng chỉ là giải pháp tạm thời. “May mắn là khi sự cố xảy ra, gia đình tôi đều di dời đi trước đó nếu không chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra…” - bà Phạm Thị Bình than thở.
Về việc này, bà Lê Bích Hằng - Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng cho biết, trước cơn bão số 3, phường đã tổ chức vận động các hộ dân di dời, do có sự chuẩn bị kịp thời nên đã không có thiệt hại về người. Ngay sau khi xảy ra sự cố, địa phương đã có ý kiến đến UBND Quận để kiến nghị các sở, ngành Thành phố có phương án bảo đảm an toàn cho người dân.
Báo cáo đánh giá về sự cố sạt lở bờ hữu sông Hồng của Sở NNPTNT Hà Nội cho thấy, chiều dài cung sạt ven sông Hồng đoạn chạy qua phường Bạch Đằng dài khoảng 15m, ăn sâu vào bờ hơn 3m, đỉnh cung sạt ở cao trình +7,5m. Đường dân sinh dọc khu vực sạt lở cũng xuất hiện nhiều vết nứt.
Nguyên nhân ban đầu của hiện tượng được xác định là do việc lái dòng của ngành Giao thông để hướng luồng lạch chính từ phía bờ tả sang Cảng Hà Nội khiến dòng chảy thúc vào bờ vở chưa được gia cố phía bờ hữu. Cùng với đó, bờ vở sông Hồng khu vực này dốc đứng nên dễ gây sạt lở khi có mưa lớn.
Về việc này, bà Lê Bích Hằng - Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng - cho biết, trước cơn bão số 3, phường đã tổ chức vận động các hộ dân di dời, do có sự chuẩn bị kịp thời nên đã không có thiệt hại về người. Ngay sau khi xảy ra sự cố địa phương đã có ý kiến lên UBND quận kiến nghị các sở, ngành thành phố có phương án bảo đảm an toàn. |
Trên cơ sở này, lãnh đạo Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng, thành phố cần sớm triển khai dự án xử lý tổng thể kè chống sạt lở bờ hữu sông Hồng tại khu vực các phường Chương Dương (thuộc quận Hoàn Kiếm); phường Thanh Lương, Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng) để đảm bảo an sinh lâu dài.
Được biết, từ năm 2012, TP đã cho triển khai dự án Xử lý cấp bách giai đoạn 1: Kè hộ chân đoạn từ K67+650 đến K68+787, qua đó cơ bản ngăn chặn được sạt lở từ cao trình 3,5m trở xuống.
Tiếp đó, vào tháng 10.2015, UBND TP Hà Nội cũng đã đề nghị với HĐND Thành phố chủ trương đầu tư dự án xử lý tổng thể kè chống sạt lở bờ hữu sông Hồng khu vực các phường Chương Dương, Bạch Đằng, Thanh Lương nhằm đảm bảo an toàn công trình đê điều, phòng chống lụt bão, tính mạng và tài sản nhân dân trong khu vực.
Theo đó, quy mô đầu tư, xây dựng kè hộ chân chống sạt lở bờ sông khu vực tương ứng từ K67+420 đến K67+650 và từ K68+787 với tổng mức đầu tư 273,56 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên dự án vẫn đang trong quá trình xem xét phê duyệt thẩm định và bố trí vốn…!
Hiện UBND quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo UBND phường Bạch Đằng và các phòng, ban liên quan tiếp tục tuyên truyền, vận động những hộ hiện còn sinh sống trong khu vực nguy hiểm di dời tới vị trí an toàn.
Đồng thời, có văn bản kiến nghị UBND TP cho xử lý cấp bách vị trí bị sạt lở cuốn trôi nhà dân. Mong rằng, Thành phố sẽ sớm có những chỉ đạo kịp thời để người dân khu ngõ 975 đường Bạch Đằng nói riêng và người dân sinh sống ven bờ hữu sông Hồng nói chung sớm được ổn định cuộc sống.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26