Bộ GDĐT lấy tiêu chí học sinh tham gia thi trên mạng để xét thi đua
Cuộc thi "Giao thông an toàn" được tổ chức qua hình thức thi trên Internet. Đây là 1 trong 9 cuộc thi, kì thi được Bộ GDĐT công bố tổ chức dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018. |
Dư luận lo ngại Bộ GDĐT tự “dẫm vào vết xe đổ” khi chính Bộ đã đưa ra chủ trương tinh giản các cuộc thi để không gây áp lực cho học sinh, không lấy thành tích cuộc thi để đánh giá thi đua.
Theo đó, công văn số 172/BGDĐT-GDCTHSSV nêu rõ: “Năm học 2017-2018, Bộ GDĐT phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Công ty Cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến Egame tổ chức cuộc thi “Giao thông học đường” lần thứ III cho học sinh THPT, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh; tạo điều kiện để các em học sinh THCS, THPT có điều kiện tiếp cận bộ đề thi lý thuyết để được cấp giấy phép lái xe hạng A1. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục nhằm tăng cường giáo dục ATGT cho học sinh trong năm học 2017-2018…”.
Đặc biệt, trong công văn đề cập rõ: “Các sở GDĐT căn cứ vào số lượng học sinh tham gia cuộc thi và số lượng học sinh được trao thưởng là một trong các tiêu chí để biểu dương, khen thưởng các nhà trường và học sinh về công tác giáo dục an toàn giao thông năm học 2017-2018. Đồng thời, đây cũng là một nội dung để Bộ GDĐT xem xét, đánh giá thi đua khối sở GDĐT năm học 2017-2018 trong tiêu chí về công tác học sinh, sinh viên”.
Trong khi đối với các cuộc thi cấp sở, quận, Bộ GDĐT đề nghị: “Các sở GDĐT, phòng GDĐT cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các cơ sở giáo dục có trách nhiệm theo dõi, giám sát trong quá trình diễn ra cuộc thi, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả, theo nhu cầu thực tế của học sinh, không tạo áp lực cho học sinh, không thu kinh phí, không yêu cầu các trường tổ chức đội tuyển, không lấy thành tích cuộc thi để đánh giá thi đua đối với đơn vị tham gia”.
Với việc sẽ xét thi đua, khen thưởng tại cuộc thi “Giao thông học đường” như vậy liệu có có thực sự đúng ý nghĩa với một cuộc thi với tinh thần tự nguyện, không gây áp lực cho học sinh và các đơn vị hay không? Liệu quy định này có đi ngược tinh thần trong các công văn và chỉ đạo của Bộ GDĐT về tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông hay tập trung khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục hay không?
Theo Huyên Nguyễn/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Herbalife Việt Nam đạt Giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” lần thứ 10 liên tiếp
Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ
Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Giáo dục 03/02/2025 13:03
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12