Bộ GDĐT đề xuất lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Bộ GDĐT đề xuất lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn |
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ vừa có công văn báo cáo Chính phủ, đề xuất việc lùi thời gian triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Theo đúng tiến độ Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28.11.2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông thì chương trình GDPT và sách giáo khoa mới sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2018 – 2019 theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Tuy nhiên, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2017 – 2018 do Bộ GDĐT tổ chức, nhiều địa phương đã đề xuất lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới để đảm bảo công tác chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...
Được biết, đề xuất này của Bộ GDĐT đang được Chính phủ xem xét va chưa có kết luận. Nếu nhận được đồng ý, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội để xin ý kiến. Việc quyết định lùi hay không do Quốc hội quyết định.
Tuy nhiên, nếu lùi chương trình, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, chương trình chậm lại chắc chắn hiệu quả về mặt kinh tế cũng giảm sút. “Dù được vay với vốn ưu đãi nhưng trong bối cảnh nợ công ngày càng lớn, thâm thủng ngân sách ngày càng cao, việc chậm trễ sẽ góp phần khiến nợ công tăng cao dẫn đến ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung của đất nước. Đồng nghĩa với nó là lạm phát càng cao, tỉ lệ trượt giá sẽ càng lớn, chi phí cũng sẽ tăng theo khiến cho tổn hao kinh tế nhanh”, chuyên gia Ngô Trí Long phân tích.
Cũng theo ông Ngô Trí Long chia sẻ, càng đi sớm giai đoạn nào thì hội nhập của nền giáo dục, kinh tế sẽ càng tốt. Hoạt động đào tạo giáo dục của nước nhà càng có hiệu quả. Thế giới đang phát triển từng ngày, từng giờ, thậm chí chạy đua từng giây một, vì thế chậm lại nền giáo dục hiện đại 1 năm sẽ gây tổn thất không hề nhỏ”.
Nhìn về mặt chất lượng, việc chậm chễ ở 1 công đoạn nào đó sẽ kéo theo sự chậm chễ ở các công đoạn sau dẫn đến chất lượng cả dự án sẽ khó có thể đạt yêu cầu như kì vọng. Quan trọng hơn, việc thường xuyên chậm chễ và xin lùi các dự án, đặc biệt là các dự án về giáo dục, đã trở thành tiền lệ không tốt. Chúng ta sẽ đánh mất niềm tin với nhân dân, uy tín của quốc gia với cơ quan nước ngoài hỗ trợ thực hiện chương trình. “Liệu rằng với cách thức làm việc như hiện nay, nếu lùi lại 1 năm thì sản phẩm đầu ra có thực chất đạt mục đích, hiệu quả như mong muốn?” – PGS.TS Ngô Trí Long băn khoăn.
Theo Huyên Nguyễn/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05