--> -->

Bộ Công Thương làm rõ cơ chế điều chỉnh giá điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết giá điện có đặc trưng khác với giá xăng dầu. Chi phí sản xuất kinh doanh điện có sự phụ thuộc cao vào các mùa trong năm là mùa mưa và mùa khô.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022

Trả lời câu hỏi của báo chí tại Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2022 chiều 3/1 liên quan đến đề nghị cơ chế điều chỉnh giá điện như giá xăng dầu của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), đối với giá xăng dầu, theo Nghị định số 95/2021/NQ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết hiện nay giá xăng dầu được điều chỉnh theo chu kỳ 10 ngày, vào ngày 1, 11 và 21 hằng tháng.

“Theo ý kiến của người tiêu dùng, doanh nghiệp, các chuyên gia và lãnh đạo các cấp, Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83, trong đó có tính đến phương án điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ ngắn hơn (dưới 10 ngày) và lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng liên quan theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.

Liên quan đến kiến nghị của EVN, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định về cơ chế điều chỉnh giá điện trong năm, theo đó hàng quý EVN cập nhật chi phí phát điện của quý trước liền kề, dự kiến thông số đầu vào của khâu phát điện của các quý còn lại trong năm để tính toán lại giá bán lẻ điện bình quân.

Bộ Công Thương làm rõ cơ chế điều chỉnh giá điện
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ sẽ tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và báo cáo các cấp có thẩm quyền theo đúng quy định để việc điều chỉnh giá điện hợp lý.

“Nếu thông số đầu vào trong khâu phát điện thay đổi, làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng, nếu giảm thì giá điện được điều chỉnh giảm. Như vậy, quy định hiện hành đã có cơ chế đảm bảo giá điện theo sát với giá đầu vào, đảm bảo phản ánh biến động giá trên thị trường vào giá bán lẻ điện bình quân”, Thứ trưởng Bộ Công Thương thông tin.

Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, giá điện có đặc trưng khác với giá xăng dầu. Chi phí sản xuất kinh doanh điện có sự phụ thuộc cao vào các mùa trong năm là mùa mưa và mùa khô.

Vào giai đoạn mùa mưa, lượng nước về các hồ thủy điện nhiều, các nhà máy thủy điện (có chi phí phát điện thấp) được huy động điều độ phát nhiều, dẫn đến tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện thấp hơn so với trong mùa khô khi phải huy động nhiều hơn các nguồn nhiệt điện có giá đắt hơn do nhà máy thủy điện không có đủ lượng nước để phát nhiều, đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế và nhu cầu của người dân.

Chính vì vậy, trong Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg đã quy định rất rõ thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, để phản ánh sự biến động khách quan của chi phí nêu trên. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, lần điều chỉnh giá điện gần nhất vào ngày 20/3/2019. Như vậy, đến tháng 3/2023 sẽ là 4 năm giá điện chưa được điều chỉnh.

Ngoài ra, do giá điện có tác động lớn đến kinh tế vĩ mô và đời sống người dân, nên việc điều hành giá điện cần phải được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và đánh giá đầy đủ tác động. Tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg cũng đã quy định rõ việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét có ý kiến về phương án điều chỉnh giá điện trước khi thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, trong giai đoạn vừa qua, thế giới chứng kiến sự biến động khó lường của giá năng lượng, giá điện tăng cao ở nhiều nước trên thế giới, một số quốc gia đã phải cắt giảm điện luân phiên. Bên cạnh đó, tác động cộng hưởng của căng thẳng địa chính trị tại châu Âu, biến động tỷ giá giữa đồng USD và nhiều đồng tiền khác, áp lực của lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh điện nói riêng và chi phí sản xuất kinh doanh nói chung trên toàn cầu, đã tác động mạnh làm giá điện tăng cao ở nhiều nước trên thế giới. Thậm chí, tại một số quốc gia, giá điện đã tăng gấp nhiều lần.

Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, số liệu thống kê cho thấy giá than nhập khẩu cung cấp cho các nhà máy điện bình quân 10 tháng đầu năm 2022 tăng hơn 150% so với bình quân năm 2021, giá than trộn trong nước cho đến hết quý III năm 2022 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc đã tăng so với đầu năm khoảng hơn 50%. Những điều này đã làm cho chi phí sản xuất và mua điện tăng cao so với dự kiến đầu năm.

Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý phương án đề xuất của EVN theo đúng quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg để xây dựng lộ trình điều chỉnh giá điện trên cơ sở đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng, đầy đủ tác động đến lạm phát và đặc biệt là đời sống người dân đang còn gặp nhiều khó khăn sau giai đoạn dịch bệnh vừa qua và trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường trong thời điểm hiện nay.

Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương sẽ tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và báo cáo các cấp có thẩm quyền theo đúng quy định để việc điều chỉnh giá điện hợp lý, hạn chế tác động ở mức thấp nhất đến kinh tế - xã hội và đời sống người dân khi điều chỉnh.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Bán kết FIFA Club World Cup 2025 - PSG vs Real Madrid: Trận cầu của những “ông lớn”

Bán kết FIFA Club World Cup 2025 - PSG vs Real Madrid: Trận cầu của những “ông lớn”

Vào lúc 02h00 ngày 10/7, làng túc cầu thế giới sẽ dồn mọi ánh mắt về trận đấu bán kết được mong chờ nhất tại FIFA Club World Cup 2025 giữa hai ông lớn PSG và Real Madrid. Đây không chỉ là một cuộc đối đầu mang tính chất loại trực tiếp mà còn là trận chiến khẳng định vị thế giữa nhà đương kim vô địch UEFA Champions League và đội bóng giàu truyền thống nhất lịch sử giải đấu này.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Thi đua là động lực phát triển bền vững của doanh nghiệp

Thi đua là động lực phát triển bền vững của doanh nghiệp

Thi đua là một trong những truyền thống quý báu, là động lực to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển của mỗi tập thể và cá nhân. Tại Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội, phong trào thi đua luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, gắn liền với nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh, là phương thức hiệu quả để khơi dậy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và trách nhiệm trong mỗi đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ).
Bộ Tài chính kiến nghị rà soát việc chọn nhà thầu cao tốc TP.HCM - Chơn Thành

Bộ Tài chính kiến nghị rà soát việc chọn nhà thầu cao tốc TP.HCM - Chơn Thành

Bộ Tài chính vừa có báo cáo Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua tỉnh Bình Phước (cũ).
HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục đổi mới, chủ động, linh hoạt trong hoạt động

HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục đổi mới, chủ động, linh hoạt trong hoạt động

6 tháng đầu năm 2025, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua 48 Nghị quyết với nội dung quan trọng, có tác động sâu rộng đến hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, bao gồm các cơ chế chính sách, biện pháp để đảm bảo các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội. Đặc biệt các nghị quyết bảo đảm đáp ứng được các cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
HĐND thành phố Hà Nội luôn là “hình mẫu tiêu biểu”

HĐND thành phố Hà Nội luôn là “hình mẫu tiêu biểu”

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 25, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh khẳng định, Kỳ họp thứ 25 của HĐND thành phố Hà Nội sẽ là kỳ họp của khí thế mới, của tinh thần đổi mới, tạo đột phá mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân Thủ đô, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tin khác

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều kho hàng giả, nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thủ đô, khiến nhiều tiểu thương phải “tạm thời” đóng cửa đối phó. Thế nhưng, đâu đó tại một số chợ dân sinh, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức các cơ quan chức năng. Phải chăng lực lượng Quản lý thị trường đang “ưu ái” những địa điểm này?.
Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Việc phân cấp trong lĩnh vực thương mại điện tử là bước tiến quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành. Đồng thời, đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng môi trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp, nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả quản lý ở cơ sở. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đại diện Bộ Công Thương đề cập tại hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước sáng 27/6.
Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Ngày 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Sau thời gian dài triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy, đây không chỉ là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm Việt. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, và là động lực giúp Hà Nội phát triển kinh tế nội lực, phát triển một cách bền vững.
Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Trong những năm gần đây, áo điều hòa đã trở thành sản phẩm được nhiều người lao động ngoài trời quan tâm và tìm mua, đặc biệt vào những đợt nắng nóng cao điểm. Với công dụng làm mát cơ thể, chiếc áo này được quảng cáo là giải pháp tối ưu cho công nhân xây dựng, shipper, người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm nhập khẩu chính hãng, thị trường hiện nay đang bị “bủa vây” bởi hàng loạt sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.
Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Tại Hội thảo chủ đề “Thanh toán không tiền mặt - Động lực tăng trưởng kinh tế số” diễn ra vào ngày 14/6, Visa đã chia sẻ những ứng dụng thành công của các nước, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tiện lợi hơn trong lĩnh vực thanh toán Chính phủ, cho các đơn vị kinh doanh và người tiêu dùng.
76% người từ 35 tuổi trở lên ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt

76% người từ 35 tuổi trở lên ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt

Khảo sát của Cốc Cốc cho thấy tiền mặt không còn chiếm ưu thế khi có tới 59% người dùng ưu tiên thanh toán không tiền mặt.
“Cuộc chiến” dai dẳng với hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

“Cuộc chiến” dai dẳng với hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

Dù đã bước vào giai đoạn “cao điểm” kiểm soát thị trường, tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn đang len lỏi, thậm chí tràn lan trên nhiều sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn như Shopee, TikTok Shop hay Lazada. Việc mua bán hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên diễn ra, bất chấp các nỗ lực kiểm tra, xử lý từ cơ quan chức năng và lời hứa siết chặt của các nền tảng. Thực trạng này đặt ra những thách thức lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và uy tín của các thương hiệu chính hãng.
Xem thêm
Phiên bản di động