Bình đẳng giới mở ra một tương lai có sức chống chịu tốt hơn cho ngành Dệt may, Da giầy Việt Nam
Chương trình Better Work Việt Nam (chương trình Việc làm tốt hơn) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với sự hỗ trợ của Chính phủ Úc và các nhà tài trợ khác, vừa tổ chức Hội nghị quốc gia với chủ đề “Trao quyền cho phụ nữ trong quá trình phục hồi sản xuất và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 của ngành Dệt may và da giầy Việt Nam” vào ngày 18/5 tại Hà Nội.
Trao quyền cho phụ nữ có thể giúp ngành Dệt may, Da giầy Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn sau đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa: B.D |
Better Work Việt Nam là một chương trình hợp tác đặc biệt giữa ILO và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của World Bank Group, với mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc và thúc đẩy năng lực cạnh tranh các các ngành xuất khẩu trọng điểm tại Việt Nam.
Trong quá trình đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19, chương trình đã hướng ưu tiên lớn hơn tới bình đẳng giới, do nhận thấy những tác động về sức khỏe, khối lượng công việc chăm sóc, cũng như về phân biệt đối xử đối với phụ nữ nghiêm trọng hơn nhiều so với nam giới.
Theo một nghiên cứu của ILO được công bố vào năm 2021, đại dịch Covid-19 không chỉ làm trầm trọng hơn những bất bình đẳng giới vốn có - chẳng hạn như gánh nặng kép lên phụ nữ do vừa phải đi làm với số giờ gần tương đương nam giới, vừa phải dành hơn gấp đôi thời gian để làm việc nhà so với đàn ông, mà còn tạo thêm những bất bình đẳng giới mới, trong đó bao gồm tỷ lệ thất nghiệp.
Trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Better Work Việt Nam đã làm việc chặt chẽ với các nhà máy tham gia chương trình để giảm thiểu những yếu tố phân biệt đối xử về giới, xây dựng hướng dẫn nhấn mạnh tới các khía cạnh giới để hỗ trợ các nhà máy giải quyết ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng và an toàn vệ sinh lao động.
Vào năm 2020, giữa những làn sóng Covid-19 đầu tiên, trong khuôn khổ hợp tác với IFC, Better Work Việt Nam đã khởi động dự án GEAR (Bình đẳng giới và Giá trị mang lại) để giúp các nhà máy cả thiện năng suất các dây chuyền sản xuất bằng cách trang bị cho nữ công nhân các kỹ năng cần thiết để trở thành chuyền trưởng.
Trong giai đoạn 2020-2021, 80% các nhà máy tham gia dự án GEAR đã ghi nhận tỷ lệ hiệu quả tăng lên ở các dây chuyền do học viên GEAR giám sát.
“Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Dệt may và da giày đã và đang nỗ lực chung tay để kiến tạo một môi trường làm việc bình đẳng và dành nhiều cơ hội hơn cho nữ giới,” ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu tại hội nghị; đồng thời ghi nhận những tác động của đại dịch, cách mạng công nghiệp và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc làm, thu nhập, an sinh của lao động nữ trong các ngành kinh tế này.
“Những minh chứng rõ ràng cho thấy việc trao quyền cho lao động nữ thúc đẩy và đảm bảo tuân thủ pháp luật, gia tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, thúc đẩy đối thoại, cải thiện sức khỏe và mục tiêu học tập, đào tạo cho người lao động và gia đình của họ,” ông Dan Rees, Giám đốc chương trình Better Work toàn cầu, cho biết.
Theo ông Dan Rees, “khi lao động nữ có tiếng nói trong quá trình đối thoại tại nơi làm việc, tỷ lệ tuân thủ pháp luật cao hơn và điều kiện làm việc trở nên tốt hơn. Khi không còn quấy rối và làm dụng trong môi trường làm việc, người lao động được hưởng mức độ an sinh cao hơn, còn nhà máy được tăng lợi nhuận.”
Theo Giám đốc chương trình Better Work toàn cầu, trong quá trình phục hồi và phát triển sau đại dịch, nhiệm vụ cải thiện bình đẳng giới tại nơi làm việc có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này cũng phù hợp với Lời kêu gọi Hành động Toàn cầu của ILO vì một công cuộc phục hồi từ khủng hoảng Covid-19 lấy con người làm trung tâm.
Ngành Dệt may, da giầy Việt Nam là các ngành kinh tế mũi nhọn đối với sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Các ngành này hiện có khoảng 5 triệu lao động, trong đó tới hơn 70% là lao động nữ. Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho các ngành kinh tế này, nhưng bước sang năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đã khởi sắc trở lại, đạt mốc 7,21 tỷ USD với ngành Dệt may và 4,79 tỷ USD với ngành Da giầy trong quý I.
Better Work Việt Nam hiện đang hỗ trợ hơn 400 nhà máy dệt may và da giầy trên cả nước tham gia chương trình với khoảng 700.000 lao động, giúp cải thiện điều kiện làm việc và thúc đẩy năng lực cạnh tranh thông qua các dịch vụ đánh giá, tư vấn và đào tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01