-->

Biến những di sản cũ thành "gà đẻ trứng vàng"

(LĐTĐ) Nhiều chuyên gia cho rằng, khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội cần có những cơ chế, chính sách vượt trội, phù hợp, ưu đãi để thúc đẩy thương mại, du lịch và văn hóa Thủ đô, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Hoàn thiện thể chế về văn hóa, giáo dục, y tế cho Thủ đô Xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa trong 6 lĩnh vực Quyết tâm tạo sức bật mới cho ngành Văn hóa Thủ đô

Thực hiện Kế hoạch số 307/KH-UBND ngày 18/12/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hội thảo, cuộc họp về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), chiều 22/1, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển tổ chức hội thảo với chủ đề: “Cơ chế phát triển thương mại, văn hóa”.

Hội thảo là cơ sở lý luận nghiên cứu hình thành khu thương mại văn hóa (BID); thực tiễn các hoạt động đang triển khai hiện nay trên địa bàn quận Hoàn Kiếm để từ đó xác định điều kiện hình thành, thiết lập cơ chế hoạt động, mô hình quản lý và khuyến nghị các giải pháp nhằm phát triển khu BID trong thời gian tới. Là cơ sở để cung cấp thêm thông tin, phục vụ cho việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5, 6/2024).

Hội thảo đi sâu vào trao đổi, thảo luận với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật... các đối tượng chịu tác động của hoạt động này để làm rõ các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện triển khai.

Biến những di sản cũ thành
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo tổ chức được chia thành 3 phiên: Về bối cảnh, cơ hội và kinh nghiệm quốc tế đối với việc hình thành khu BID; về thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc hình thành khu BID; thảo luận và góp ý đối với các quy định tại khoản 4 Điều 3, Điều 23 và các điều khoản khác liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tại Hội thảo, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo trong việc đưa các quy định về văn hóa trong Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là bước tiến lớn so với Luật Thủ đô trước đây, khi có những quy định về ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa, ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực thể thao và một số ngành công nghiệp văn hóa gồm: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, du lịch văn hóa theo danh mục cụ thể do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định, cho áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), hay áp dụng chế độ cao hơn đối với nghệ sĩ, nghệ nhân, bảo vệ các di tích, di sản văn hóa Thủ đô...

Biến những di sản cũ thành
Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, để phát triển văn hóa Thủ đô, chúng ta cần chú ý đến 2 nhiệm vụ: Một là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, bản sắc Thủ đô, giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội 1000 năm văn hiến, thanh lịch, văn minh; hai là tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm giàu có hơn bản sắc văn hóa Thủ đô.

Về chi tiết cần sửa đổi, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, điều 45 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định "ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực thể thao và một số ngành công nghiệp văn hóa gồm: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, du lịch văn hóa theo danh mục cụ thể do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định".

Tuy nhiên, các ngành công nghiệp văn hóa có 12 ngành, trong đó còn có rất nhiều ngành có ưu thế ở Hà Nội như thời trang, phần mềm và các trò chơi giải trí, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, kiến trúc... cũng nên được đưa vào danh mục này.

Biến những di sản cũ thành
PGS.TS. Đinh Hồng Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngoài ra, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng muốn Ban soạn thảo làm rõ hơn quy định ở Điều 42. Quản lý tài sản công, theo đó, các "bảo tàng, thư viện, di tích lịch sử, văn hóa" không được nhượng quyền kinh doanh, quản lý thì có được phép liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân bên ngoài để khai thác dịch vụ ở các thiết chế, địa điểm này không? Đây là một điểm nghẽn khiến cho các thiết chế văn hóa, khu di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội gặp khó khăn, không huy động được nguồn lực xã hội cho việc phát huy giá trị của mình.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam chia sẻ, kinh nghiệm thế giới cho thấy để vận hành một khu BID chủ yếu là các tổ chức, doanh nghiệp (hoạt động phi lợi nhuận hoặc có lợi nhuận) dưới sự giám sát của một thiết chế kiểm soát của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư và các đơn vị kinh doanh (dưới hình thức Hội đồng). Mô hình này tương tự như mô hình quản lý chung cư hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam (Hội đồng chủ sở hữu nhà chung cư, Ban/Công ty vận hành) hoạt động dưới sự giám sát của chính quyền.

Biến những di sản cũ thành
Toàn cảnh Hội thảo.

Theo luật sư Nguyễn Hưng Quang, dựa trên kinh nghiệm của Singapore, thành phố Hà Nội có thể xây dựng và áp dụng khu BID trên một số địa bàn có tiềm năng phát triển và đã có sẵn các thiết chế vận hành, như các khu phố đi bộ hiện có (như khu vực hồ Hoàn Kiếm và các chuyên doanh lân cận, khu phố Trịnh Công sơn, khu Công viên Thống nhất, khu Đảo Ngọc Ngũ Xã - hồ Trúc Bạch, khu thành cổ Sơn Tây), hoặc hình thành hay xây dựng một số khu BID mới (như khu vực bãi giữa sông Hồng...) sau đó tiếp tục mở rộng các khu vực khác. Hoạt động ban đầu của các khu BID này có thể là bắt đầu với những hoạt động cơ bản, dễ thực hiện, gần với những hoạt động hiện nay đang thực hiện ở các tuyến phố đi bộ.

Còn PGS.TS. Đinh Hồng Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, Hà Nội là một thành phố đã và đang sở hữu vô số tài sản văn hóa có giá trị cao. Đôi khi chúng bị xem như những món "đồ cũ" nhưng trên thực tế nếu chúng ta biết cách khai thác vốn biểu tượng từ các thành tố văn hóa này chúng có thể trở thành những báu vật vô giá và là những "con gà đẻ trứng vàng" để khai thác du lịch.

Lấy ví dụ cầu Long Biên là một trong ba công trình biểu tượng đại diện cho 3 châu lục được xây dựng trong thời kỳ bùng nổ phát triển công nghiệp trên thế giới cùng với tháp Eiffel ở châu Âu và tượng Nữ thần tự do ở châu Mỹ. Trong khi tháp Eiffel và tượng Nữ thần tự do là những điểm tham quan du lịch hàng đầu thế giới thì cầu Long Biên vẫn chỉ là một chiếc cầu sắt cũ kỹ. Nếu như chúng ta có thể phát triển Nhà máy xe lửa Gia Lâm thành một không gian sáng tạo nghệ thuật thì chắc chắn rằng cầu Long Biên sẽ trở thành một loại tài sản văn hóa có giá trị của quốc gia mà Hà Nội đang sở hữu.

Đây sẽ là một khu BID có tiềm năng khai thác lớn với tính kết nối cao với cầu Long Biên, đường sắt Bắc Nam cùng các nhà ga và hệ thống đường sắt nội đô. Tổng thể của toàn bộ hệ phức hợp các công trình dân dụng này nếu được khai thác hợp lý sẽ không chỉ tiết kiệm cho thành phố Hà Nội hàng tỷ đô la tiền ngân sách mà còn mang lại cho Hà Nội một nguồn thu không hề nhỏ từ chính những tài sản văn hóa của mình. Thành công của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 có thể được coi bước đi đầu tiên của thành phố đối với tiến trình phát triển Thủ đô Hà Nội.

Kết luận, ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Phát triển tiếp thu các ý kiến đóng góp đối dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện báo cáo tổng thuật, trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian tới nhằm đáp ứng tiến độ thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) vào tháng 6/2024.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động