-->

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát việc triển khai đường Vành đai 4 tại quận Hà Đông

Ngày 10/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đi kiểm tra tình hình triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại quận Hà Đông. Cùng đi có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến.
Hà Nội: Triển khai bài bản phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến động viên, tiễn tân binh lên đường nhập ngũ Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng động viên tân binh lên đường nhập ngũ

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và đoàn đã trực tiếp kiểm tra thực địa tại 3 địa điểm: Điểm nút giao dự án Vành đai 4 với Quốc lộ 6 (đầu cầu Tuân) thuộc địa bàn phường Yên Nghĩa; Dự án cải tạo, chỉnh trang hoàn thiện nghĩa trang tổ dân phố 9, phường Yên Nghĩa; vị trí Khu tái định cư xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (dành để bố trí tái định cư cho các hộ dân trên địa bàn quận Hà Đông).

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát việc triển khai đường Vành đai 4 tại quận Hà Đông
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra tiến độ dự án cải tạo, chỉnh trang hoàn thiện nghĩa trang tổ dân phố 9, phường Yên Nghĩa. (Ảnh: Lương Toàn).

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn quận Hà Đông dài 5,5km; phải thực hiện công tác GPMB 66,971 ha thuộc địa bàn 4 phường: Yên Nghĩa, Đồng Mai, Phú Lương và Phú Lãm, trong đó, phường Yên Nghĩa có tổng diện tích thu hồi nhiều nhất với hơn 33ha. Tổng số hộ liên quan là 2.100 hộ (trong đó đất ở 53 hộ; đất lúa, đất phi nông nghiệp là 2.047 hộ). Tổng số mộ trong dự án phải di dời là 2.255 ngôi, chủ yếu thuộc phường Yên Nghĩa.

Đến nay, quận Hà Đông đã triển khai cơ bản các bước và thủ tục thu hồi đất theo quy định. Khó khăn chủ yếu liên quan đến Dự án cải tạo, chỉnh trang hoàn thiện nghĩa trang tại Tổ dân phố số 9 (phường Yên Nghĩa) để di dời các mộ trong nghĩa trang cùng trên địa bàn phường này và tiến độ hoàn thành Khu tái định cư cho các hộ có đất ở trên địa bàn quận đang triển khai tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát việc triển khai đường Vành đai 4 tại quận Hà Đông
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra vị trí Khu tái định cư xã Tam Hưng. (Ảnh: Lương Toàn)

Qua nắm bắt tình hình, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, trong đó, nêu rõ đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô. Tiến độ dự án đã được nêu rõ trong Nghị quyết của Quốc hội thông qua chủ trương dự án và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu quận Hà Đông phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ “trọng tâm của trọng tâm”, quyết tâm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân thực hiện đúng tiến độ GPMB, bàn giao ít nhất 70% mặt bằng trong tháng 6/2023 và hoàn thành 100% trong năm nay.

Đối với kiến nghị của quận Hà Đông, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng quy định và nhanh nhất theo thẩm quyền tạo điều kiện cho quận thực hiện tốt nhiệm vụ GPMB.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát việc triển khai đường Vành đai 4 tại quận Hà Đông
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng trò chuyện với hộ dân trong diện GPMB Dự án đường Vành đai 4 tại phường Yên Nghĩa. (Ảnh: Lương Toàn)

Khi kiểm tra thực địa tại phường Yên Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và các đồng chí lãnh đạo Thành phố đã trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến kiến nghị của người dân trên địa bàn như ông Phạm Việt Hùng (Tổ dân phố số 4), ông Lê Hùng Thiện và Nguyễn Duy Quang (Tổ dân phố số 3). Đây đều là các hộ dân có phần đất ở thuộc diện GPMB của dự án, trong đó, như gia đình ông Phạm Việt Hùng có toàn bộ phần đất ở rộng 299m2 nằm trong chỉ giới dự án.

Qua trao đổi, người dân trên địa bàn đều bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ chủ trương thực hiện Dự án Vành đai 4 của Thành phố; sẵn sàng nhận tiền đền bù, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho Nhà nước thực hiện dự án.

Người dân cũng kiến nghị với Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện công tác GPMB bảo đảm công khai, minh bạch và đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện tối đa bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp, bố trí tái định cư phù hợp, thuận lợi cho người dân.

Các ông Phạm Việt Hùng, Lê Hùng Thiện cũng kiến nghị lãnh đạo Thành phố chỉ đạo sát sao để bảo đảm tiến độ dự án, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, làm cho đô thị khang trang, hiện đại, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát việc triển khai đường Vành đai 4 tại quận Hà Đông
Lãnh đạo Thành phố kiểm tra công tác GPMB tại điểm nút giao dự án Vành đai 4 với Quốc lộ 6. (Ảnh: Lương Toàn)

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trân trọng cảm ơn và biểu dương các hộ gia đình trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông nói riêng và ở 7 quận, huyện có Dự án Vành đai 4 đi qua nói chung đã ủng hộ, đồng thuận với chủ trương của Đảng, Nhà nước về triển khai dự án quan trọng này.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, sự hy sinh của bà con nhường một phần đất ở, đất canh tác và chủ động di dời phần mộ của người thân để bàn giao mặt bằng cho dự án là biểu hiện rõ nhất về tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân vì lợi ích chung, vì sự phát triển đi lên của Thủ đô và đất nước.

Bí thư Thành ủy Hà Nội tin tưởng, trên cơ sở đồng thuận, sự ủng hộ của nhân dân, Thành phố sẽ quyết tâm với ý chí cao nhất để triển khai thực hiện dự án, bảo đảm tiến độ, chất lượng, về đích đúng kế hoạch, qua đó, khơi dậy sự phát triển chung của Vùng Thủ đô, trước hết là những địa bàn nơi dự án đi qua.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản số 1564/UBND-NC về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản số 1564/UBND-NC về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động