Bí ẩn chưa lời giải về cánh đồng có hàng nghìn chiếc chum đá cổ
Cánh đồng chum tại tỉnh Xieng Khouang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Lào. Những chiếc chum đá ở đây thường được sắp xếp thành cụm với số lượng tới vài trăm chiếc. |
Ai đặt những chiếc chum tại đó và nhằm mục đích gì vẫn còn là điều bí ẩn. Cho đến nay, 90 cụm chum đá đã được phát hiện tại tại tỉnh Xieng Khouang, với mỗi khu có từ 1 đến 400 chiếc chum đá. |
Mặc dù vậy, các chum đa dạng về chiều cao và đường kính từ 1m đến 3m. Tất cả chúng đều có chất liệu từ đá. |
Chum có hình trụ với đáy luôn rộng hơn miệng. Niên đại của chúng được xác định có từ thời Đồ sắt (năm 500 trước công nguyên tới năm 500 sau công nguyên). |
Từ kích cỡ của chum và các hài cốt được tìm thấy bên cạnh, một số nhà khảo cổ tin rằng cánh đồng chum là các nghĩa địa của một nền văn minh cổ đại, hình thành dọc tuyến thương mại giữa sông Mê Kông và Vịnh Bắc Bộ. |
Những chiếc chum nằm thành cụm trên sườn thấp của các ngọn đồi bao quanh thảo nguyên và thung lũng ở tỉnh Xieng Khouang. Nhiều bãi khai thác đá cũng được phát hiện gần các cụm chum này. |
Các nhà khảo cổ học đã xác định 5 loại đá được sử dụng để làm chum bao gồm: đá sa thạch, đá cuội, granite, đá vôi và đá dăm. |
Một số chuyên gia tin rằng, những chiếc chum được sử dụng như dụng cụ chưng cất trong thời kỳ đầu của lễ tang. Xác của người chết được đặt vào trong chum và để phân hủy trước khi được chuyển đi hỏa thiêu hay địa điểm thứ hai. |
Giả thuyết này trùng với nghi thức an táng truyền thống được sử dụng cho các thành viên hoàng gia ở khu vực Đông Nam Á. Thi thể của các thành viên hoàng gia Thái Lan thường được lưu giữ nhiều tháng trước khi hỏa táng. |
Mặc dù vậy, người dân địa phương có những giả thuyết khác về sự bí ẩn của cánh đồng chum. Phần lớn mọi người cho biết, chum đá được sử dụng để chưng cất rượu phục vụ cho lễ ăn mừng chiến thắng trước các kẻ thù. |
Vào đầu những năm 1930, một chuyên gia từ Pháp kết luận rằng chum đá liên quan tới nghi thức an táng thời tiền sử. Các khai quật của các nhà khảo cổ học Lào và Nhật Bản cũng tìm thấy hài cốt người và đồ sứ quanh chum đá. |
Hiện tại, chính phủ Lào đang đệ trình hồ sơ lên UNESCO, đề nghị công nhận Cánh đồng chum là Di sản thế giới. |
Theo Huy Phong/Dân Việt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54