--> -->

Bệnh viện và người bệnh thở phào nhờ chính sách mới

Vừa qua, Chính phủ ban hành 2 văn bản quan trọng: Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị quyết 30/2023/NQ-CP, đã kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thiếu vật tư, trang thiết bị y tế (TTBYT) đang cấp bách hiện nay. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các nút thắt mà ngành Y tế đang đối mặt lâu nay, giúp chủ động, kịp thời hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sau Covid-19 và chế độ, chính sách mới cho người lao động Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2022 Trực tuyến hình ảnh: Chính sách mới cho người lao động và kiến thức chăm sóc sức khỏe sau mắc Covid-19

Rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh

Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số Bệnh viện tuyến Trung ương như: Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức… cùng với việc tiếp tục duy trì các hoạt động chuyên môn, cấp cứu, khám chữa bệnh hàng ngày thì các đơn vị đã nhanh chóng bắt tay ngay vào triển khai đấu thầu, mua sắm thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế. Nhiều ca mổ trong các bệnh viện đầu ngành đã được đẩy nhanh hơn. Nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đều vui mừng vì khi đến viện sớm được sắp xếp lịch hẹn, khám chữa bệnh kịp thời...

Bệnh viện và người bệnh "thở phào" nhờ chính sách mới
Với các bệnh nhân ung thư, việc được đảm bảo trang thiết bị y tế, thuốc là vô cùng quan trọng.

Trước đó, từ ngày 1/3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hạn chế mổ phiên do cạn kiệt vật tư, hoá chất đã khiến hàng trăm bệnh nhân và người nhà lo lắng, không biết chờ đợi đến khi nào được mổ. Do thiếu trầm trọng vật tư, bệnh viện chỉ ưu tiên mổ cấp cứu, ca bệnh nặng. Nhiều bác sĩ đau xót khi bệnh nhân phải hoãn mổ, lịch mổ đã sắp từ trước phải giảm một nửa, phải thông báo hoãn tới bệnh nhân.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 07 và Nghị quyết 30, Bệnh viện đã liên hệ với các đơn vị cung ứng để có vật tư, hoá chất trong thời gian sớm nhất phục vụ người bệnh.

Ngồi chờ con gái làm các thủ thuật để chuẩn bị mổ chân, bà N.T.X (quê Vĩnh Phúc) cho biết, trước đó, con gái bà đã mổ ở bệnh viện địa phương nhưng do bị nhiễm trùng nên nay phải chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để mổ lại. “Con gái tôi làm thủ tục nhập viện ngày 4/3, sau 5 hôm, con gái tôi đã được mổ”.

Hay trường hợp bà L.T.S (53 tuổi, quê Hòa Bình) bày tỏ vui mừng khi chồng vừa được thực hiện ca mổ chân thành công. Theo lời bà S: Chồng tôi bị tai nạn xe máy, ngã gãy xương chân phải, vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày 5/3, ngay sau đó, được bệnh viện báo lịch mổ ngày 7/3. “Nhưng ở cùng phòng chồng tôi, có một nữ bệnh nhân cũng ở Hòa Bình bị gãy xương chân vừa vào viện hôm 6/3. Ngay ngày hôm sau, bệnh nhân đó đã được bác sĩ mổ chân luôn rồi. Thấy bác sĩ bảo, có thêm trang thiết bị y tế nên nhiều bệnh nhân sẽ được mổ ngay, không phải chờ đợi lâu” - bà S cho hay.

Tương tự tại Bệnh viện Bạch Mai, ngồi chờ chồng làm phẫu thuật ngoài hành lang bệnh viện, chị N. X. T (Thanh Oai - Hà Nội) cho biết sau gần 1 tuần chờ đợi, chồng chị đã được làm thủ tục mổ thoát vị đĩa đệm. “Chồng tôi nhập viện từ 2/3, đến 8/3 thì được làm thủ tục mổ. Hàng ngày tôi và các con thay phiên nhau túc trực bên ngoài. Với chồng tôi chờ 1 tuần được xếp lịch mổ còn là nhanh, chứ nhiều gia đình đi từ Quảng Bình, Quảng Trị… đến viện cũng phải xếp lịch cả tháng vẫn chưa tới lượt. Giờ khi có Nghị định mới tháo gỡ về vấn đề thuốc, vật tư y tế, mong người bệnh sẽ sớm được xếp lịch mổ, điều trị để cả bệnh nhân và người nhà sẽ đỡ vất vả hơn”- chị T chia sẻ.

Còn đối với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, phải điều trị lâu dài thì việc đảm bảo thuốc, cũng như trang thiết bị y tế để điều trị là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Đơn cử như trường hợp bà N. T. C (53 tuổi, quê Vĩnh Phúc), hiện đang điều trị ung thư tử cung tại Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều) cho biết tất cả vật tư y tế, thuốc phục vụ cho quá trình điều trị của bà suốt thời gian qua luôn được bệnh viện đảm bảo.

Theo lời bà C chia sẻ, bà phát hiện và điều trị ung thư tử cung từ tháng 7/2020. Tính đến thời điểm hiện tại, bà T đã truyền hoá chất được 17 lần. “Viêc điều trị theo đợt, nên cứ tới tháng tôi lại cùng chồng bắt xe xuống viện để truyền hoá chất. Việc đi khám và điều trị định kỳ xác định sẽ lâu dài và vất vả. Chi phí mỗi tháng đi điều trị mất khoảng 10 triệu với gia đình làm nông dân là cả một vấn đề lớn. May mắn tôi không phải mua thêm trang thiết bị, hay hoá chất bên ngoài đã là tốt lắm rồi”.

Bệnh viện và người bệnh thở phào nhờ chính sách mới
Một số bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện K vẫn phải mua thêm kim truyền và hoá chất phục vụ cho quá trình điều trị trong ngày 9/3.

Còn trường hợp bà Trần Thị V (68 tuổi, quê Lạng Sơn) cho biết: “Tôi mổ ung thư phổi được 3 tháng. Hiện tôi đang trong liệu trình 6 tháng truyền hoá chất liên tục, theo đó, cứ 21 ngày đến viện truyền 1 lần. Trong quá trình điều trị, do bệnh viện thiếu vật tư y tế, nên tôi vẫn phải ra ngoài mua kim truyền, kể cả hoá chất cho mỗi đợt điều trị...".

Từng làm điều dưỡng trưởng, khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện tỉnh, nên bà V rất thông cảm và chia sẻ với những khó khăn của Bệnh viện khi bị thiếu thuốc cũng như vật tư y tế trong thời gian qua. Bởi vậy, bà V cho biết: "Chính phủ mới ban hành hai Nghị quyết mới nhằm gỡ khó cho ngành Y. Tuy nhiên Nghị quyết ban hành cũng cần có thời gian để thực hiện, chỉ mong Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, để bệnh nhân như chúng tôi bớt vất vả…".

Nhiều khó khăn được tháo gỡ

Thời gian qua, nhiều bệnh viện hạn chế mổ phiên, phải chuyển bệnh nhân, không thể mua sắm, sửa chữa trang thiết bị vì không đủ 3 nhà thầu báo giá. Trước những khó khăn của ngành Y tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07 sửa đổi, bổ sung Nghị định 98 và Nghị quyết 30 sửa đổi Nghị quyết 144 với hàng loạt giải pháp cụ thể nhằm khẩn cấp tháo gỡ khó khăn trong đấu thầu, đảm bảo đủ thuốc và TTBYT phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh .

Từ đây, các bệnh viện có thể "thở phào” vì khó khăn sẽ được tháo gỡ và nhiều bệnh nhân cũng an tâm hơn khi đi khám, chữa bệnh. Theo lãnh đạo nhiều bệnh viện, những quy định thay thế này đã kịp thời, cơ bản giải quyết được những vướng mắc mà bệnh viện công đang gặp phải trong việc mua sắm, đấu thầu TTBYT.

Bệnh viện và người bệnh "thở phào" nhờ chính sách mới
Nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ vui mừng khi không phải xếp hàng chờ mổ lâu.

Chia sẻ với báo chí, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Nghị định 07/NĐ-CP thay cho Nghị định 98/NQ-CP tháo gỡ khó khăn trước đây trong nhập khẩu thuốc, vật tư, hóa chất thiết bị, giúp cho các thủ tục nhập khẩu qua hải quan thuận lợi hơn trước. Còn Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngay sau đó cũng tháo gỡ nhiều cho vấn đề đấu thầu mua sắm, sử dụng thuốc, vật tư, hóa chất cho các cơ sở y tế. Nghị quyết đã giải quyết được vấn đề sau khi nhà thầu trúng thầu hóa chất vật tư có trách nhiệm cung cấp máy móc thiết bị thực hiện kỹ thuật xét nghiệm tại bệnh viện và Bảo hiểm y tế có trách nhiệm thanh toán cho người dân.

Một vấn đề quan trọng về mua sắm đấu thầu đã được sửa đổi trong Nghị quyết 30/NQ-CP là cho phép các cơ sở y tế khi thực hiện đấu thầu không phải làm các thủ tục lấy "3 báo giá" như trước đây.

“Trước đây, hơn một nửa trong số 2.000 mặt hàng hóa chất vật tư tại Bệnh viện Bạch Mai chào hàng sau 2 lần chỉ có 30% đủ 3 báo giá, còn 2/3 mặt hàng không đủ báo giá nên không thể tiến hành thầu. Nghị quyết mới có những sửa đổi triệt để, tạo điều kiện cho các bệnh viện mua sắm vật tư hóa chất thuận lợi hơn. Đặc biệt Nghị quyết cho phép thiết bị, máy móc đặc chủng hoặc máy móc lần đầu tiên được chào bán ở Việt Nam chỉ cần có 1 báo giá cũng có thể mua sắm được. Với các bệnh viện đầu ngành như Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên phải cập nhật kiến thức, kỹ thuật tiên tiến thế giới, mua sắm thiết bị tiên tiến, nếu chúng ta chờ quy định phải đủ 3 báo giá thì chắc không bao giờ mua được trang thiết bị mới”, ông Đào Xuân Cơ bày tỏ.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay có nhiều máy hỏng, nhưng vì vướng quy định 3 báo giá nói trên mà chưa sửa chữa được, nay có nghị quyết mới, vấn đề này sẽ được giải quyết, sẽ không còn cảnh người bệnh đến viện phải quay về vì máy hỏng.

Bệnh viện và người bệnh thở phào nhờ chính sách mới
Các điểm cầu tham dự hội nghị "Hướng dẫn triển khai Nghị định 07/NQ-CP ngày 03/3/2023 và Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 04/3/2023 của Chính phủ" do Bộ Y tế tổ chức sáng 10/3.

Đặc biệt, Nghị quyết 30/NQ-CP ghi rõ cho phép thiết bị còn khả năng sử dụng tốt, nhưng chỉ hỏng linh kiện A, B thì cơ sở y tế có thể trực tiếp mua để thay lắp, đưa máy đi vào hoạt động phục vụ khám chữa bệnh cho người dân. Điều này đã giúp các bệnh viện tháo gỡ nhiều vấn đề đang vướng. “Chúng tôi sẽ bắt tay ngay vào rà soát các trang thiết bị, chất lượng máy móc sau dừng hoạt động phải khắc phục, sửa chữa như thế nào, để thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo đúng quy định mới”, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm.

Cũng liên quan tới vấn đề này, sáng nay (10/3), Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Hướng dẫn triển khai Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 3/3/2023 và Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 tới các Sở y tế, bệnh viện cơ sở y tế và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trang thiết bi y tế.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh Nghị định 07/NQ-CP ngày 3/3/2023 và Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 của Chính phủ hết sức quan trọng, căn cơ, bước đầu tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế của các cơ sở y tế trong công tác mua sắm, đấu thầu, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT với một số nội dung…

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế: Những khó khăn, vướng mắc không thể giải quyết triệt để ngay mà giải quyết từng bước. Do đó, tại hội nghị, Bộ Y tế muốn nghe các đơn vị nêu rõ những gì còn vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc… để Bộ Y tế ghi nhận và phối hợp với các bộ, ngành Trung ương báo cáo lên Chính phủ.

"Mục đích cuối cùng và xuyên suốt là không được để thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế mà cần có giải pháp thay thế để phục vụ người bệnh. Dù khó khăn thế nào cũng phải khắc phục bằng được, không để thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Có thể thiếu thuốc này nhưng có thuốc khác thay thế hoặc thiếu trang thiết bị này thì có loại khác" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.
Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Công an xã Phú Xuyên đã tổ chức hoạt động cấp Căn cước công dân lưu động cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chải (sinh năm 1930) và các cựu chiến binh đang sinh sống trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do của dân tộc.
Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công

Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn - đền ơn đáp nghĩa”, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Nội Bài và các tổ chức chính trị - xã hội xã Nội Bài đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công.
Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Gần 60 năm kể từ ngày rời ghế nhà trường lên đường nhập ngũ, cựu chiến binh Đinh Văn Tòng (Tổ dân phố số 7, phường Long Biên) vẫn không ngơi nghỉ. Ông vẫn miệt mài góp sức cho cộng đồng, giữ trọn vẹn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong đời sống thường nhật. Với ông, cống hiến không chỉ gói gọn trong chiến tranh, mà là hành trình không ngừng của sự xây dựng, kết nối, truyền cảm hứng sống đẹp và lòng yêu nước cho thế hệ mai sau.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/7 đến ngày 25/7), toàn Thành phố ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38/126 phường, xã; tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Các xã miền Tây Nghệ An tan hoang sau cơn lũ lớn, ba ngày qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân muôn nơi đã nhanh chóng đóng góp hỗ trợ và trực tiếp lên các bản làng để thăm hỏi, giúp sức cho bà con.

Tin khác

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/7 đến ngày 25/7), toàn Thành phố ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38/126 phường, xã; tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, đoàn công tác Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam đã đến thăm và tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm tại Hà Nội.
Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân mắc liên cầu lợn biến chứng viêm màng não, mất thính lực.
Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai các hoạt động thiết thực như khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng và các gia đình chính sách.
Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) phường Bồ Đề đã chỉ đạo Trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng chính sách.
Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Sáng 24/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Thành phố đã chủ trì họp giao ban công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, yêu cầu làm rõ quy trình, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, không để bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Xem thêm
Phiên bản di động