Bệnh nhi 2 tuổi tổn thương mắt nghiêm trọng vì bị chó cắn
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới | |
Liên tiếp trẻ bị chó cắn: Cũng có phần lỗi từ người nuôi | |
Thêm 2 người bị chó cắn nhập viện trong trình trạng nguy kịch |
Bệnh nhi bị chó becghe nặng 40kg cắn, điều đáng lo ngại chó chưa được tiêm phòng dại. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng có vết thương vùng má, da đầu trán đỉnh bên trái, rạn sọ.
Tiêm vắc xin cho chó là một trong những cách phòng bệnh dại hiệu quả. |
Toàn bộ nhãn cầu của bệnh nhi bị trật ra khỏi hốc mắt, nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ đã mổ cấp cứu, phẫu thuật vết thương da đầu, má. Với ca bệnh tổn thương mắt nghiêm trọng này, bác sĩ đã phải dùng băng chun ép sau mổ để bảo vệ, giữ vị trí của nhãn cầu không bị trật ra ngoài hốc mắt, nhưng hiện tại chưa đánh giá được chức năng nhìn của em bé.
Bệnh nhân đã được đưa đi tiêm phòng dại tại trung tâm tiên phòng và chuyển sang bệnh viện Mắt trung ương để được tiếp tục theo dõi và điều trị.
Để phòng chống bệnh dại hiệu quả, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp: Các gia đình cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Trong trường hợp, nếu không may bị chó cắn, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Sau đó cần rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn iốt hoặc povidone-iodine (nếu có); Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
Đặc biệt, người bị chó cắn tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa và cần đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
Trong thời gian tiêm phòng vẫn tiếp tục theo dõi con chó đã cắn mình. Nếu sau 10 ngày con chó vẫn bình thường, không phải chó dại thì có thể dừng tiêm. Không nên chờ đợi theo dõi chó ốm như nhiều người quan niệm, bởi nhiều con chó 2 - 3 tuần sau mới phát bệnh, lúc này người bị chó cắn mới vội đi tiêm thì đã muộn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02