Bệnh nhân vừa mổ u não vừa “tám chuyện” với phẫu thuật viên
Lần đầu tiên phẫu thuật u não bằng phương pháp thức tỉnh | |
Phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị dị dạng mạch máu não | |
Ca mổ ngoạn mục cứu bé 10 tuổi bị u não trở về từ “cửa tử” |
Trao đổi với báo chí, PGS. TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần Kinh, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa thực hiện thành công một ca mổ u não bằng phương pháp phẫu thuật thức tỉnh.
Bệnh nhân Cao Quang Cảnh, (SN 1964, ở Quảng Bình) nguyên là một bác sĩ. Khai thác bệnh sử cho biết, cách đây không lâu bệnh nhân thường có cảm giác tê bì ở tay trái, chân trái, thi thoảng khó vận động và hầu như không cầm nắm được đồ vật ở tay thuận (tay trái). Thỉnh thoảng bệnh nhân có cảm giác bị lảo đảo do choáng đầu.
PGS.TS Đồng Văn Hệ và bệnh nhân Cao Quang Cảnh chia sẻ thông tin tại buổi gặp gỡ báo chí (Ảnh: BVCC). |
Sau đó bệnh nhân đi khám và chụp não tại Huế vào cuối tháng 1/2019, các bác sĩ cho biết, anh Cảnh có khối u ở não với kích thước 2,3cm x 3,6cm. “Để kiểm tra lại, tôi đã ra Hà Nội đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức để thăm khám lại. Kết quả vẫn như thế. Tại đây, tôi đã được các bác sĩ giới thiệu về phương pháp phẫu thuật thức tỉnh. Trước đó, tôi cũng đã biết đến phương pháp này qua các phương tiện truyền thông nên cũng trao đổi thẳng thắn với bác sĩ, rồi bàn bạc với gia đình trước khi tiến hành ca phẫu thuật”- bệnh nhân Cao Quang Cảnh kể lại.
Ca phẫu thuật diễn ra trong hơn 3 giờ đồng hồ, trong đó bệnh nhân thức tỉnh 1 giờ đồng hồ. Các bác sĩ đã tiến hành cắt toàn bộ khối u trong não của bệnh nhân.
“Các bác sĩ tiến hành mổ não và trong 1/3 thời gian mổ ban đầu bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, không gây mê. Trong khi mổ bệnh nhân vẫn nói, hát… để các bác sĩ nhận biết được các dây thần kinh, tránh cắt phải dây thần kinh ngôn ngữ hay vận động. Bởi nếu khi cắt khối u vào vùng vận động bệnh nhân có thể bị liệt,” PGS Đồng Văn Hệ nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm với báo chí, PGS Đồng Văn Hệ thông tin khoảng thời gian bệnh nhân tỉnh táo 1giờ đồng hồ khá dài, nên ngoài thời gian bệnh nhân hát thì các y bác sĩ, điều dưỡng thay nhau nói chuyện, trò chuyện với bệnh nhân.
Theo bệnh nhân Cảnh kể lại: “Tôi đã trải qua một ca mổ bản thân thấy rất đặc biệt, bởi trong khi bác sĩ mổ cắt u não mình hoàn toàn tỉnh táo. Ngược lại với vấn đề sợ hãi, tôi lại thấy hơi hào hứng, có sự thú vị, bởi trong lúc bệnh nhân đang nằm phẫu thuật tương tác với các bác sĩ và không cảm thấy đau đớn, mình cảm thấy đang được nằm nói chuyện bình thường”.
Bệnh nhân Cảnh cũng chia sẻ, trước khi phẫu thuật, tay trái vốn là tay thuận của anh nhưng hầu như không cầm nắm được các đồ vật. Tuy nhiên sau ca phẫu thuật này, hiện nay, các ngón tay trên bàn tay trái của anh đã cử động dễ dàng hơn. Bệnh nhân đã có thể tự cầm đũa, thìa.
Được biết, trước đó hai tháng tại Bệnh viện Việt Đức cũng đã thực hiện thành công hai ca phẫu thuật u não bằng phương pháp thức tỉnh, tuy nhiên có sự trợ giúp của các chuyên gia, êkip phẫu thuật đến từ Nhật Bản.
“Còn đối với ca phẫu thuật vừa qua là ca phẫu thuật được thực hiện hoàn toàn bởi các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức”- PGS Đồng Văn Hệ nói. Đáng lưu ý chi phí phẫu thuật u não bằng phương pháp thức tỉnh không hề cao hơn phương pháp bình thường.
Các bác sĩ cho biết, phương pháp thức tỉnh cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ phẫu thuật, gây mê và hệ thống thiết bị hiện đại như: Phương tiện để kích thích vỏ não, monitor theo dõi trong quá trình phẫu thuật...
Các bác sĩ sử dụng các thiết bị này để kích thích vào vùng vận động, vỏ não giúp bệnh nhân nhận biết có bị tổn thương hay không. Trong khi đó, chuyên gia gây mê sẽ chuẩn bị tất cả mọi phương án nếu bệnh nhân đau, khó chịu, không phối hợp được trong khi mổ... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
PGS.TS Đồng Văn Hệ cho hay, phương pháp phẫu thuật thức tỉnh là phương pháp mổ mới, cần bệnh nhân phải can đảm. Bởi bệnh nhân vẫn tỉnh, nghe được tiếng máy khoan sọ, tiếng cắt ghép của các dụng cụ kỹ thuật thực hiện ngay trên đầu mình, tiếng trao đổi của các y bác sĩ. Do đó, nếu bệnh nhân hoảng hốt, khó chịu, sợ hãi thì ca phẫu thuật không thể thành công. Đối với bệnh nhân Cảnh, ban đầu bệnh nhân cũng hơi gồng người, giọng run run khi trò chuyện với kíp phẫu thuật. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đã hợp tác rất tốt với các phẫu thuật viên và ê kíp. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025
Tự hào 95 mùa xuân có Đảng quang vinh
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm
Xử lý một gia đình trải chiếu ngồi ăn cơm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02