-->

Bệnh đường hô hấp gia tăng khi giao mùa

Thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường, cộng thêm nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý nền mạn tính tiến triển nặng, tăng nguy cơ tái phát bệnh cơ xương khớp, gây ra nguy cơ bệnh chồng bệnh. Đặc biệt, trong thời tiết nồm ẩm như hiện nay, tình trạng người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp có xu hướng gia tăng.
Bệnh lao ở trẻ em: Dễ nhầm lẫn với bệnh hô hấp Bí quyết tránh đau mỏi khi giao mùa Đề phòng bệnh hô hấp trong thời tiết sương mù dày đặc

Gia tăng bệnh nhân nhập viện

Hiện Hà Nội và một số tỉnh ở miền Bắc đang bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Da liễu Trung ương… có xu hướng gia tăng bệnh nhân, nhất là nhóm bệnh liên quan đến hệ hô hấp, bệnh da liễu.

Bệnh đường hô hấp gia tăng khi giao mùa
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thăm khám cho bệnh nhân.

Chia sẻ với phóng viên, Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông Phạm Chiến Thắng cho biết, gần đây, thời tiết thay đổi liên tục, nóng ẩm khiến lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Cụ thể, 1 - 2 tuần trở lại đây, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện tăng 20 - 30% so với ngày thường. Chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, bệnh phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản…

Đơn cử như trường hợp nam bệnh nhân N.X.H (ở Hà Nội) phải vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thăm khám vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trở nặng. Theo ông H, bản thân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính từ năm 2007, nên mỗi khi thời tiết thay đổi, ông đều bị khó thở, người nóng ran rất khó chịu. Đợt này giao mùa, nồm ẩm, các triệu chứng trên của ông càng trầm trọng hơn. Vì vậy, ông H được người nhà đưa đi khám, dự phòng bệnh có nguy cơ trở nặng thêm.

Bên cạnh người cao tuổi, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh trong điều kiện thời tiết thay đổi nóng ẩm như hiện nay. Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, đơn vị này cũng tiếp nhận nhiều trẻ nhập viện mắc các bệnh lý do thời tiết nồm ẩm gây ra như viêm mũi dị ứng, sốt phát ban, viêm đường hô hấp do vi rút…

Theo bác sĩ Thắng, với tình trạng bệnh nhân tăng, Bệnh viện đã tổ chức khám, sàng lọc. Với những trường hợp nặng sẽ buộc phải nhập viện điều trị, còn những trường hợp nhẹ, không cần thiết phải nhập viện thì sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi, điều trị tại nhà, tránh tình trạng quá tải, lây nhiễm chéo trong thời điểm nền nhiệt ẩm như hiện nay.

Tương tự, theo thống kê tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trung bình mỗi ngày, đơn vị tiếp nhận và khám cho khoảng 2.000 bệnh nhân. Đáng lưu ý, trong những ngày này, số bệnh nhi đến khám tăng cao, khoảng 150 ca/ngày, trong đó có 30 ca nhập viện. Hầu hết bệnh nhi đến khám và nhập viện đều liên quan đến bệnh về đường hô hấp.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Chia sẻ với phóng viên về nguyên nhân khiến các bệnh đường hô hấp gia tăng trong thời tiết nồm ẩm, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Giang, Phó trưởng Khoa Hô hấp và Bệnh phổi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: Nồm ẩm, độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi để vi rút, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Với những bệnh nhân bệnh phổi mãn tính với nền sức khỏe kém cộng với yếu tố môi trường như vậy, càng gia tăng nguy cơ bội nhiễm cũng như kích thích các đợt cấp bệnh phổi xuất hiện trở lại.

Đáng chú ý, cũng theo vị chuyên gia này, tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đang điều trị cho một số bệnh nhân có diễn biến phức tạp, diễn tiến bệnh nhanh, nặng hơn thời gian trước rất nhiều. Theo đó, buổi sáng bệnh nhân có thể bình thường, nhưng buổi chiều đã xuất hiện các cơn khó thở, nặng có thể suy hô hấp. Vì vậy, các bác sĩ luôn theo dõi sát sao bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Đối với đối tượng là trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp, các chuyên gia lưu ý, cần phải theo dõi sát tình trạng của trẻ. Bởi nếu không điều trị sớm, viêm phổi tiến triển do vi rút có thể gây suy hô hấp rất nhanh. Bởi vậy để phòng bệnh trong mùa nồm ẩm, cách tốt nhất là cần có giải pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đúng giờ và đủ giấc; chú ý tập thể dục hằng ngày để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nâng cao đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ, cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết. Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa; hạn chế tối đa việc ăn đồ tái, sống. Đồng thời, khi ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang để phòng bệnh. Mặc đủ quần áo để thích ứng với thời tiết bên ngoài. Luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài để cơ thể không bị dính nước mưa, dẫn đến nhiễm lạnh.

Ngoài ra, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm; không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn; giữ cho bát đũa sạch sẽ, không bị ẩm mốc. Nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo hoặc bật điều hòa ở chế độ khô để giảm bớt độ ẩm, duy trì độ ẩm không khí ở mức 40 - 60% là tốt nhất. Quần áo cần được sấy thật khô để tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Mặt khác, sàn nhà, cửa kính là những nơi dễ đọng nước, gây ẩm ướt và trơn trượt, dễ gặp nguy hiểm khi di chuyển nên cần được lau thường xuyên bằng khăn khô. Hạn chế mở cửa để không khí ẩm nồm có thể vào nhà.

Ngoài các bệnh liên quan tới đường hô hấp, một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố cũng ghi nhận xu hướng gia tăng bệnh nhân nấm da, viêm da dị ứng, mề đay… do thời tiết nồm ẩm. Điển hình, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương đã ghi nhận nhiều bệnh nhân nấm da, hay còn gọi là hắc lào, lang ben tăng lên. Bên cạnh đó, còn các mặt bệnh liên quan đến dị ứng, viêm da dị ứng do phấn hoa, kích ứng do côn trùng… cũng tăng lên theo thời tiết nồm ẩm. Ước lượng số bệnh nhân đến viện do những bệnh lý này tăng gấp rưỡi đến gấp đôi so với thông thường.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin với báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.

Tin khác

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn Thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Một người lớn tử vong do sởi

Một người lớn tử vong do sởi

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm 2025. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động