Đề phòng bệnh hô hấp trong thời tiết sương mù dày đặc
Nguy cơ khó lường của khói thuốc thụ động đối với trẻ em Bệnh lao ở trẻ em: Dễ nhầm lẫn với bệnh hô hấp Bí quyết tránh đau mỏi khi giao mùa |
Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sương mù là 1 trong số hơn 20 loại hình thời tiết thường gặp ở Việt Nam. Nguyên nhân xuất hiện sương mù, do sự chênh lệch về độ ẩm và nhiệt độ của không khí.
Sương mù dày đặc cần chú ý các bệnh về đường hô hấp. |
Vào mùa đông, nhiệt độ không khí thấp và độ ẩm không khí cao kết hợp với tốc độ gió rất yếu, thậm chí không có gió. Đây là 3 yếu tố quan trọng để hình thành sương mù.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng sương mù có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ bởi sương mù độ ẩm trong không khí sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển.
Với độ ẩm không khí như hiện nay sẽ tác động tới những người vấn đề về xương khớp, tim mạch, người mắc bệnh lý nền… rất dễ xảy ra những đợt khởi phát bệnh cấp tính. Ngoài ra, hiện tượng sương mù còn lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí sẽ nguy hại lớn cho sức khoẻ. Đặc biệt, trong thời điểm cận Tết nhu cầu tập trung đông người, đi lại cao nên có nguy cơ lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Liên Hương cho biết, thời tiết dày đặc sương mù, ẩm thấp như hiện nay là môi trường thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm như hô hấp, da liễu... phát triển. Nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh người cao tuổi, trẻ em và người mắc bệnh nền.
Đồng quan điểm trên, tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí sáng 2/2, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, tình trạng sương mù khá phổ biến tại miền Bắc ở những vùng núi cao phía Bắc như Lào Cai, Sapa, Mù Căng Chải, Nghệ An, Hà Tĩnh có hiện tượng sương mù.
"Ở Hà Nội, sáng nay có hiện tượng dày đặc, làm cản trở tầm nhìn là khá hiếm trong nhiều năm trở lại đây làm người dân Thủ đô bất ngờ. Theo tôi, đây là một vấn đề của thời tiết, khí hậu chứ không phải do ô nhiễm môi trường", ông Tâm chia sẻ.
Trong những ngày sương mù dày đặc, để giữ gìn sức khỏe, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân nên hạn chế ra đường quá sớm vào buổi sáng, nhất là các đối tượng trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai. Trường hợp cần phải di chuyển ra khỏi nhà mọi người nên sử dụng khẩu trang y tế để ngăn chặn khí độc trong sương.
Ngoài ra, mọi người cần kịp thời đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh hô hấp để tránh trở nặng và nguy hiểm. Người có vấn đề xương khớp, bệnh mạn tính cần chú trọng tới sức khoẻ khi có dấu hiệu cần đi tới cơ sở y tế khám ngay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58