Bé trai 8 tuổi suýt mất vành tai vì bị chó nhà cắn
Người phụ nữ tử vong do bệnh dại sau 3 tháng bị chó nhà cắn Bé trai 2 tuổi khởi phát bệnh dại sau khi bị chó nhà cắn |
Theo người nhà kể lại, bé trai đến chơi nhà bà nội và bị chó nhà nuôi cắn. Cháu được đưa đến Bệnh viện huyện Chương Mỹ sơ cứu, băng bó vết thương và cầm máu tạm thời, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Hà Nội.
![]() |
Bé trai được phẫu thuật tái tạo lại vành tai. |
Cháu bé nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm tại tai phải, da đầu, cẳng bàn tay phải và xây xát da nhiều vị trí do chó cắn. Qua thăm khám thấy tổn thương đứt rời gần hoàn toàn vành tai phải, đứt rời sụn ống tai ngoài và sụn vành tai, còn cầu da 2.5 cm tại dái tai, nhiều vết cắn răng sâu và nhiều vết thương rách da sâu hết lớp dưới da tại vùng đầu và cánh tay phải, vết rách dài nhất khoảng 5 cm.
Bác sĩ Hùng Anh, Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, bác sĩ trực đã khẩn trương thực hiện các xét nghiệm và phẫu thuật cấp cứu cho cháu bé. Bệnh nhi được phẫu thuật cắt lọc phần dập nát, khâu lại sụn ống tai ngoài và sụn vành tai, nối lại tĩnh mạch tai bằng kĩ thuật vi phẫu. Sau mổ, hình thể tai đạt yêu cầu, vành tai hồng ấm, màu sắc bình thường, không tím.
Theo các bác sĩ, tai nạn do súc vật cắn là tai nạn thường gặp, nhất là với trẻ em vì tâm lý tò mò của trẻ, cũng như chưa nhận ra các dấu hiệu nguy hiểm của vật nuôi. Khi bị chó cắn, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như: Tổn thương mạch máu, thần kinh, nhiễm trùng vết cắn và đặc biệt nghiêm trọng như bệnh dại hay tổn thương đứt rời bộ phận như: Cơ quan sinh dục, tai, mũi, chi, thể… Ngoài ra, còn ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý trẻ, do đó, người nhà cần có các phương án phòng tránh tai nạn cho trẻ nhỏ.
Đặc biệt, khi nuôi chó, mèo, các gia đình cần tiêm phòng dại và xích, đeo rọ mõm cho chó, đề phòng chó tấn công người.
Bác sĩ Hùng Anh khuyến cáo, khi trẻ bị súc vật cắn hoặc liếm vào vết xước… bố mẹ hoặc người chăm sóc nên rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng trong 15 phút; sát trùng vết thương bằng cồn hoặc betadin; băng cầm máu nhẹ nhàng; đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tiêm phòng và theo dõi động vật cắn trong 15 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Inter loại Bayern, hiên ngang tiến vào bán kết Champions League gặp Barca

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu
Tin khác

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11