Bây giờ mẹ mới hiểu
Mẹ và con gái | |
Bố mẹ cần làm điều gì khi con vào lớp một? | |
Chuyện của con không phải chuyện nhỏ |
- Mấy giờ đi làm, chị qua cho xem cái này, hay lắm!
- Em phải dạy chiều mà, để hôm khác đi.
Đang sẵn cơn bực từ nãy, trả lời xong tôi ném phịch chiếc điện thoại xuống giường. Thế mà chỉ chưa đầy năm phút sau đã có chuông cửa. Chị kéo tay tôi ngồi rồi lôi trong túi xách ra một tờ báo.
- Cháu cô đấy, tác phẩm đầu tay này: "Một lần làm việc tốt"!. Bất ngờ quá cơ! Nay tòa soạn gửi báo biếu về chị mới ngớ người ra, cứ tưởng nó chỉ viết chơi thôi ai dè họ cũng đăng. Mà hay thật. Đúng là đọc xong truyện của nó, mình thấy cuộc đời đáng yêu bao nhiêu.
Ảnh minh họa: Vân Linh |
Hóa ra chị đến để khoe tôi truyện ngắn của con gái vừa được đăng trên báo.
Hết hè này Thảo Nguyên, con gái chị mới lên lớp 4. Hồi con bé học lớp một, lần nào hai chị em gặp nhau cũng chẳng có chủ đề gì khác ngoài đứa con gái bé bỏng của chị. Chị khoe nó biết viết nhật kí. Dòng nhật kí đầu tiên nó viết về bà bán hàng ở cổng chợ mà có lần chị cho nó đi theo, con bé kịp để ý.
Khoe về con, chị có vẻ rất hãnh diện. Nào là: nó tả bà bán hàng khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu; tóc trắng như một bà tiên. Rồi: hai bàn tay bà nhăn nheo, chắc ngày xưa bà vất vả lắm. Hồi đó, nghe xong tôi đã gạt đi: Chị phải dẹp ngay cái vụ nhật ký nhật kít đó đi. Bé tí mà đã viết lách. Đó là tiền thân của việc viết thư từ sau này đấy. Tưởng hay à?
Không ngờ chị cự lại tôi thế này: Đó cũng là một cách quan sát cuộc sống chứ! Mình đã không có thời gian dạy con lại còn triệt tiêu cả tâm hồn con nữa thì chúng nó sống kiểu gì.
Ngày ấy, tôi đã từng cho là chị dở hơi, thoáng không phải chỗ. Chiều con cũng tùy cái. Riêng học hành thì phải theo kiểu “bố mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Quan điểm của tôi khác hẳn chị. Không phải cứ con thích làm gì, học gì là cho chúng toại nguyện được. Nhất là cái món văn chương.
Con trai học văn thì yếu đuối ẻo lả, con gái thì mơ mộng, lãng mạn, thiếu tập trung học tập. Tôi còn bĩu môi hỏi chị nhìn xem văn nghệ sỹ họ có sống được bằng nghề nếu không có hậu thuẫn vững chắc? Nghe tôi nói thế chị chỉ cười .
…“Cảm ơn mẹ của con, trong cái giá lạnh của thời tiết những ngày cuối đông như hôm nay, con vẫn cảm nhận rõ hơi ấm từ trái tim của mẹ - người đã chắp cánh cho những ước mơ con, người dạy con biết yêu thương và làm nhiều việc tốt”. Dòng kết của câu truyện, Thảo Nguyên đã viết như thế. Dù chỉ vài dòng thôi nhưng tôi vẫn thấy rất rõ sự xúc động vô bờ và lòng biết ơn con bé giành cho mẹ nó.
Không giống con gái tôi, dù học lớp 7 rồi nhưng một bài văn biểu cảm không biết làm. Viết bài văn về mẹ, mà nó còn phải mang xuống hỏi tôi từng ý một. Hóa ra cuối cùng tôi lại kể về chính tôi. Nghĩ buồn lắm.
Càng buồn hơn mỗi lần đến nhà chị chơi, thấy Thảo Nguyên học xong, quấn quýt bên mẹ, làm cùng mẹ, vừa làm hai mẹ con vừa ríu rít đủ thứ chuyện trên đời như hai người bạn. Mẹ nó chỉ cần kêu nhức đầu hay sổ mũi, thế nào con bé cũng cuống lên đòi điện cho bố về; nếu không nó sẽ lon ton chạy lại bàn điện thoại, điện về quê hỏi một trong hai bà nội ngoại cách chữa.
Mẹ con tôi ở nhà thì chẳng mấy khi có những phút giây như thế. Đi học về, con gái tôi thường đóng chặt cửa phòng hoặc là nằm đợi mẹ dọn cơm hoặc là lăn ra ngủ hay đọc sách. Bà nội bà ngoại ở dưới quê lên chơi, nó chun mũi chê các bà bẩn, không cho sờ mó vào bất cứ thứ gì trong nhà. Mẹ ốm, thay vì hỏi xem mẹ có cần giúp gì không, nó nhăn nhó kêu không có cơm ăn sẽ bị muộn học. Vừa trưa nay thôi, nó còn cằn nhằn mẹ “suốt ngày cho ăn rau luộc” mà không biết mẹ dạy tiết năm đến tận 11h30. Đến cơm cũng phải đi mua thì làm gì còn thời gian chế biến.
Bây giờ thì tôi đã biết việc “vất hết truyện đi, mẹ mà bắt gặp đọc truyện hay xem ti vi ti vít gì thì đừng trách” mà tôi từng cấm đoán con gái có hậu quả như thế nào. Là một cô giáo dạy văn, quá bất mãn với việc học sinh ngày càng thờ ơ với môn học, đồng lương từ nghề không nuôi sống nổi gia đình, tôi đã hướng con tuyệt đối không đi theo con đường của mẹ. Cũng bây giờ, tôi mới nhận ra rằng có văn chương, con người mới biết yêu cuộc sống, mới nhân hậu, độ lượng vị tha, mới biết vì người khác…
Thanh Hồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin khác
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội
Cộng đồng 01/02/2025 06:11
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết
Xã hội 30/01/2025 09:12
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Cộng đồng 30/01/2025 06:38
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?
Cộng đồng 29/01/2025 22:17
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Cộng đồng 29/01/2025 22:15
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản
Cộng đồng 29/01/2025 14:46
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 29/01/2025 14:30
Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa
Cộng đồng 29/01/2025 10:42