Bật mí vở kịch về đề tài công an nhân dân
Vở kịch "Duyên định" truyền tải thông điệp về khát vọng hòa bình | |
Sắp ra mắt vở kịch "Romeo và Juliet" tại Hà Nội do đạo diễn người Áo dàn dựng |
PV: Xin chào nhà văn Nguyễn Toàn Thắng. Được biết chỉ cách đây ít ngày, vở kịch nói “Ngọn gió trong đêm” của anh đã được đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú Bùi Như Lai dàn dựng cho đoàn kịch Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội để tham gia Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ công an. Đây phải chăng là tác phẩm sân khấu đầu tiên của anh về đề tài này và đâu là lý do khiến anh đến lúc này mới viết về đề tài ấy?
Ảnh minh họa: Internet |
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Đúng vậy! Tôi viết nhiều đề tài, nhưng đây là kịch bản sân khấu dài đầu tiên của tôi về hình tượng người chiến sĩ công an. Việc này là từ những suy nghĩ cá nhân của tôi, rằng đây là một đề tài rất khó viết, mặc dù rất hấp dẫn. Là bởi tôi không thích khai thác theo góc độ những chiến công hoành tráng, mặc dù đây hoàn toàn là những chiến công có thật. Bởi bất cứ một chiến công nào đằng sau đều là nỗi đau, mà nhiều khi một vở diễn không thể nói được thậm chí một phần.
Tôi cũng không thích nhìn theo cách khai thác tạm gọi là những lát cắt đời sống của người công an, vì thực sự khi tạm cởi bỏ bộ quân phục, thì cũng chỉ là những lo toan đời thường như bao người khác. Tôi muốn làm sao kể được một câu chuyện đơn giản nhất về cuộc sống của một chiến sĩ, nhưng lại là sự đơn giản độc đáo. Chính vì thế mà tôi chần chừ khi viết, trong khi chất liệu thì luôn có sẵn. Vả lại, công an là một trong ba ngành tôi luôn dành sự tôn trọng tối đa, hai ngành còn lại là giáo dục và y tế. Bởi đó là những ngành mà những người đại diện được đào tạo để không làm sai, nếu không muốn nói là mọi thứ phải được vận hành theo chuẩn mực. Người ta có thể lên án một người cảnh sát biến chất, một giáo viên hủ bại, đồng ý, nhưng không được phép lên án cả một ngành nghề.
* Ngành công an rất rộng, từ cảnh sát kinh tế, giao thông… vậy anh đề cập đến hình ảnh nào trong tác phẩm của mình?
- Tôi viết về chiến sĩ cơ động là chủ yếu, bởi những chiến sĩ ấy hay phải gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, do sân khấu ngày hôm nay của chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn về phương tiện kỹ thuật, nên những cảnh đuổi bắt phải tránh đi. Thay vào đó vẫn có những cuộc đấu trí và đấu lực cách khác nhằm thể hiện tài năng cũng như phần nào kỹ thuật trấn áp tội phạm của cảnh sát cơ động, tuy nhiên tôi xin phép không kể quá sâu vào chi tiết.
Chỉ có thể nói rằng sẽ là những cảnh gây bất ngờ cho khán giả, tuy nhiên sẽ không mang màu sắc huyền thoại như những vở kịch hay bộ phim cảnh sát thời trước theo mô-típ một nhân vật chính hạ gục hết người này đến người khác, súng có 6 viên đạn mà bắn hạ đến hàng chục người. Những chi tiết đó không thật với thực tế, và nếu bây giờ viết theo cách đó hiệu quả không cao do khán giả đã xem với cách xem khác. Tôi vẫn phải sáng tạo, nhưng làm sao vừa để khán giả thấy tin là có thật nhưng vẫn bị bất ngờ theo kiểu đuổi bắt cổ điển. Đó là một trong những điều khó nhất của nghề viết kịch bản, nhưng cũng là điều thú vị nhất mà mỗi lần làm được, cảm giác như thể một cảm giác chinh phục. Chính vì thế mà tôi vẫn gắn bó với công việc này và không thấy nó quá vất vả như những gì người ta thường nói.
* Vậy anh muốn gửi gắm điều gì qua vở kịch “Ngọn gió trong đêm” này?
- Do đặc thù công việc của mình, tôi hay phải đi về lúc đêm khuya. Những lúc ấy, tôi hay gặp các chiến sĩ cảnh sát cơ động đi trên đường. Lúc đó, tôi có cảm giác họ như những ngọn gió lành, làm cho mọi thứ trở nên êm dịu. Đấy là cảm giác riêng của tôi, và nó khiến cho tôi đặt tên kịch bản như vậy. Không ai có thể phủ nhận việc có các chiến sĩ cơ động đi tuần đêm khiến cuộc sống người dân trở nên an ổn hơn. Tất nhiên, trong vở kịch này, cái tên ấy còn vài ý ẩn dụ khác, đau xót hơn nhiều. Bởi vì, những hy sinh của người công an trong thời này là rất lớn.
Trong vở kịch, tôi có cho một nhân vật hỏi chiến sĩ công an là sao đi đánh án các anh mang nhiều người thế, và câu trả lời là đào tạo ra một chiến sĩ không hề đơn giản và dễ dàng cho nên chúng tôi không muốn máu xương của đồng đội rơi xuống một chút nào. Trong kịch bản của tôi, không có những chiến công lớn như đánh đại án, mà là những hy sinh đau xót đến trớ trêu. Tại vì, chỉ những hy sinh kiểu ấy mới tô điểm được những gì mà ngành Công an đã làm cho cuộc sống của chúng ta.
* Quay lại với tình hình sân khấu nói chung. Sau cơn đại dịch toàn cầu, sân khấu phải chăng cũng đang chật vật tìm cách tự vươn lên, và theo anh, phải chăng sân khấu đang thụt lùi về cách chiếm lĩnh thị trường giải trí so với các bộ môn khác?
- Điều này là hiển nhiên, ai cũng nhìn thấy. Thậm chí với nhiều người, sân khấu ngày hôm nay coi như đã xuống đáy. Tuy nhiên, tôi lại không bị những điều ấy tác động. Bởi vì cũng như những bộ môn cần khán giả khác, sân khấu cần nhất vẫn là tác phẩm. Bao năm nay người ta vẫn xem bóng đá đó thôi dù bóng đá có khác gì nhiều về thể thức đâu, vẫn là 22 người tranh nhau một quả bóng để đưa vào gôn đó thôi? Ngành sân khấu dù có quảng bá nhiều đến mấy, thì nếu không có những tác phẩm mới và hay, thì mọi lời quảng bá chỉ là vô nghĩa, bởi một trong những cách quảng bá hữu hiệu nhất vẫn là truyền miệng, ngày hôm nay có thể là truyền online.
Còn vì sao để có tác phẩm hay và mới, thì đó là trách nhiệm của tất cả những người làm sân khấu, đầu tiên là những người viết như tôi. Nhiều khi tôi phải tự dặn mình là thôi bỏ qua cái suy nghĩ là viết về đề tài này đi bởi năm nay đang cần hay chuẩn bị viết đi sang năm kỷ niệm ngày nào đó, bởi cứ chạy đua thế làm sao ra được tác phẩm? Tôi cố làm sao viết được thật tốt những gì mình tâm đắc, sau khi hoà được sự tâm đắc của cá nhân mình với những gì mọi người cũng đang quan tâm. Như thế, để cho những gì mình viết ra là có ích, chứ không chỉ là những nỗi niềm cá nhân, dù cho đôi khi, nỗi niềm của riêng mình cũng là của chung mọi người.
Xin cảm ơn nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng về cuộc trò chuyện cởi mở này.
Bảo Thoa (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05