-->

Bất động sản cho thuê vẫn “ngóng” khách

(LĐTĐ) Dịch Covid-19 kéo dài suốt thời gian qua đã khiến hoạt động kinh doanh, dịch vụ, bán lẻ, du lịch... ngưng trệ, lĩnh vực kinh doanh mặt bằng cho thuê ở Thủ đô Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để thu hút khách, nhiều chủ nhà đã phải giảm giá sâu, tuy nhiên tình hình vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khả quan…
Thị trường cho thuê mặt bằng sau dịch Covid-19: “Gió tầng nào gặp mây tầng đó” Thị trường bất động sản: Xác lập “luồng xanh” để phục hồi Bất động sản cho thuê “tiêu điều” vì dịch Covid-19

Khó khăn chồng khó khăn

Theo ghi nhận, từ đầu năm đến nay, rất nhiều mặt bằng kinh doanh ở các tuyến đường lớn, quận trung tâm thành phố Hà Nội cũng như các shophouse ở những khu chung cư đang trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Nhiều quán cà phê, trà sữa, nhà hàng, cửa hàng thời trang… đua nhau trả mặt bằng vì không cầm cự nổi. Hầu hết chủ các mặt bằng cho thuê hiện nay đều chủ động giảm 30% - 40% so trước đây, cũng như ít có các điều khoản ràng buộc hơn nhưng cũng không dễ tìm được khách thuê.

Bất động sản cho thuê vẫn “ngóng” khách
Tình trạng treo biển tìm khách thuê tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi.

Chị Nguyễn Thị Hoa, có hai căn nhà cho thuê làm quán cà phê và 1 căn hộ khách sạn cho khách du lịch thuê ở khu vực quận Hoàn Kiếm, cho biết, trước đây mỗi tháng chị thu về 70 triệu đồng, do dịch Covid-19 nên chị bấm bụng giảm 50% tiền cho thuê nhưng khách cầm cự không nổi vừa trả mặt bằng một căn, căn còn lại cũng sắp hết hạn nhưng cũng chưa thấy nói gì đến việc gia hạn hợp đồng.

“Hợp đồng hết hạn từ tháng 7/2021, mặc dù tôi đã trao đổi để giảm giá do dịch bệnh kinh doanh giảm sút nhưng khách vẫn không đồng ý ký tiếp hợp đồng. Tôi cũng đã đăng tin cho thuê cửa hàng lên nhiều website, mạng xã hội mà chưa cho thuê được. Do dịch Covid-19, tình hình kinh doanh khó khăn nên tôi chấp nhận giảm 50% giá cho khách thuê đến hết năm 2021, sang năm 2022 khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, mọi hoạt động xã hội bình thường trở lại thì sẽ đàm phán lại giá để hỗ trợ khách thuê. Nhìn nhà để không cũng sốt ruột nhưng Covid-19 đã làm đảo lộn mọi thứ, nên cũng đành chấp nhận”, chị Hoa cho hay.

Sốt ruột vì mặt bằng bỏ không, phương án giảm giá là biện pháp duy nhất để tìm kiếm khách thuê trong bối cảnh hiện nay. Tùy từng vị trí mà chủ các cửa hàng cho thuê giảm từ 20- 30%, thậm chí không ít người còn chấp nhận giảm đến 50% giá tho thuê nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ khách thuê khác như thu tiền theo tháng, thay vì phải thanh toán cả 6 tháng đến 1 năm như trước đây để giảm áp lực cho khách cũng được áp dụng nhưng vẫn không dễ cho thuê…

Có thể nói, sau sự thành công của đợt chống dịch Covid-19 lần thứ nhất, không ít người đã kỳ vọng việc kinh doanh có thể hồi phục. Tuy nhiên, khi đợt bùng phát Covid-19 thứ hai, thứ ba và đặc biệt sau 2 tháng Thành phố thực hiện giãn cách xã hội thì tình hình ngày càng khó khăn. Rõ ràng, với tình hình kinh doanh hiện nay, việc tồn đọng vốn do chi trả tiền thuê mặt bằng quá dài là một trong những yếu tố khiến khách thuê không thể duy trì được mức giá thuê cũ, và cũng không theo được tiến độ chi trả như trong điều kiện kinh doanh trước khi xuất hiện dịch Covid-19. Về phía khách thuê, mặc dù các chủ nhà đã chịu xuống nước khi giảm giá thuê tới 30 - 40%/tháng cho khách thuê, nhưng việc chỉ “chi” không “thu” cũng là nguyên nhân chính để nhiều người tạm lựa chọn dừng lại.

Có nhiều nguyên nhân khiến thị trường mặt bằng cho thuê gặp khó như kinh tế sụt giảm, việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội khiến việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, cộng thêm chi phí đầu tư ban đầu quá lớn... là những lý do chính dẫn đến nhiều người không dám “đánh liều” thuê mới mặt bằng kinh doanh trong bối cảnh hiện nay.

Dù đã rất cố gắng, nhưng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp kéo dài đã khiến anh Phạm Cao Cường (ở quận Thanh Xuân) không thể suy trì hoạt động kinh doanh. Đối với anh Cường, kinh doanh ở phố cổ với những chuỗi Codotel là những dự định “ấp ủ” sau nhiều năm du học ở nước ngoài. Trước Tết Nguyên đán 2020, anh Cường hùn vốn hơn 1 tỷ đồng với 3 người bạn để mở chuỗi 2 Codotel. Nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, giấc mơ đã bị đứt quãng.

Từ một con phố tấp nập khách du lịch trong và ngoài nước, “Hà Nội 36 phố phường” chìm trong giấc ngủ thật dài. Qua 4 lần bùng dịch, anh Cường buộc phải rao tin sang nhượng cho đối tác. Tuy nhiên, vì đại dịch chưa biết lúc nào chấm dứt, các chủ kinh doanh cũng rất thận trọng vì hoạt động Codotel chủ yếu đón khách du lịch. Cuối cùng, anh Cường quyết định giải tán khu nhà cho thuê, trả lại mặt bằng vào tháng 9 vừa qua. “Chúng tôi thuê mặt bằng với giá 25 triệu đồng/tháng, dù chủ nhà có giảm 40% nhưng vẫn quá khó để duy trì khi mà cả năm nay không hề có thu nhập”, anh Cường tâm sự.

Giờ đây, dù nhiều hoạt động kinh doanh đã được hoạt động trở lại nhưng tại các khu vực buôn bán sôi động nhất Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Phố Huế… tiếp tục rơi vào cảnh đìu hiu. Kể từ khi dịch bệnh tái bùng phát, không có nhiều khách du lịch, đặc biệt khách quốc tế ghé thăm phố cổ, các hoạt động phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, khu vực chợ Đồng Xuân bị hạn chế, nên hầu hết các cửa hàng kinh doanh, buôn bán của khu vực này đều đóng cửa.

Thị trường bất động sản cho thuê trở về giá trị thật?

Ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 khiến bất động sản cho thuê ế ẩm đã diễn ra cả năm nay. Bắt đầu từ tháng 5, khi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát ảnh hưởng càng nặng nề hơn thì nhiều tỉnh thành trên cả nước buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 15+ và 16. Việc phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian qua chính là cú “nốc ao” khiến thị trường bán lẻ gặp khó khăn, khách thuê không thể trụ vững, còn khách thuê mới cũng không dám “đánh liều” đầu tư trong thời điểm hiện nay.

Bất động sản cho thuê vẫn “ngóng” khách
Sau dịch Covid-19 giá mặt bằng cho thuê đã trở về giá trị thật khi nhiều người kinh doanh trả mặt bằng, sang nhượng…

Một nguyên nhân nữa khiến mặt bằng cho thuê “lao dốc” là do nguồn cung dư thừa. Dịch bệnh kéo dài đã khiến nhiều ngành nghề kinh tế, từ tiểu thương đến các doanh nghiệp lớn kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ như: Lưu trú, thời trang, dịch vụ ăn uống… thời gian qua bị ảnh hưởng trầm trọng. Chưa kịp ổn định hoạt động trở lại thì lại có đợt dịch khác bùng phát dẫn đến kinh doanh lại đình trệ, khách thuê phải trả mặt bằng thuê, người lao động rời thành phố về quê tạm lánh dịch…

Theo ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội: Dịch vụ lưu trú, mặt bằng văn phòng, nhà đất cho thuê là những phân khúc đang cực kỳ khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay. Những khó khăn này được tích lũy qua một thời gian dài và chưa đánh giá được hết thiệt hại. Tất cả các dịch vụ vui chơi, ăn uống, giải trí, du lịch… hầu như đóng cửa trong một thời gian dài, dẫn đến dù chủ mặt bằng có giảm giá nhưng cũng không vãn hồi được tình hình, dẫn đến sự dư thừa nguồn cung trên thị trường. Tôi cho rằng, mức độ phục hồi của bất động sản cho thuê phụ thuộc vào mức độ phục hồi sau dịch bệnh của nền kinh tế.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tình hình kinh doanh sẽ không thể hồi phục lập tức và phải phụ thuộc vào nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là du lịch. Tình trạng khó khăn được cho là sẽ kéo dài đến hết năm 2021 khi việc tiêm phòng Covid-19 trở nên đại trà hơn. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, sau nhiều năm vượt sóng, thị trường bất động sản cho thuê đang trở về giá trị thật. Những người có bất động sản cho thuê thời điểm này nên ngồi lại với khách để bàn bạc, đưa ra mức giảm bao nhiêu, hình thức và thời hạn giảm.

“Trong tình hình hiện nay, chủ nhà cần phải cho thuê càng sớm càng tốt, sau này có thể đàm phán lại giá, nếu càng kéo dài thời gian sẽ thất thoát càng nhiều. Một căn hộ cho thuê giá 20 triệu đồng/tháng với hợp đồng ổn định 3 đến 5 năm vẫn tốt hơn cho thuê 30 triệu đồng/tháng mà chỉ được một năm, thậm chí ngắn hơn. Bởi, mỗi lần cho thuê chủ nhà phải tốn ít nhất một tháng tiền nhà cho môi giới, chưa kể tốn thời gian tìm khách…”, anh Nguyễn Thanh Tùng, môi giới Công ty Bất động sản An Bình, nhận định./.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

(LĐTĐ) Thời gian gần đây Sở Xây dựng Hà Nội và Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình liên tục đưa ra những thông tin cảnh báo về sự rủi ro của các dự án nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện giao dịch. Vậy cách nào để nhận biết bất động sản ở phân khúc này chưa đủ an toàn?
Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

(LĐTĐ) Trong năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán, với giá dự kiến thấp nhất 65 triệu đồng/m2.
Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, đến thời điểm này, vẫn chưa đánh thuế bất động sản thứ hai. Hiện Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Còn theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao là hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.
Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 trong khi bất động sản ở các phân khúc đất nền, chung cư, nhà ở thương mại… đều tăng thì tại phân khúc bất động sản công nghiệp giá đất, giá nhà xưởng cho thuê chỉ tăng nhẹ. Các khu vực có sự kết nối hạ tầng giao thông hoàn thiện, pháp lý an toàn chính là điểm lựa chọn lý tưởng cho việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp.
UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm

UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn tới dự, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

(LĐTĐ) Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

(LĐTĐ) Tây Hồ Tây tiếp tục là khu đô thị giá đất cao nhất Hà Nội, với hơn 113 triệu đồng mỗi m2, tăng 225% sau điều chỉnh, theo bảng giá của Thành phố.
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản

Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản

(LĐTĐ) Sở Xây dựng thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra và rà soát các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn. Động thái này nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, đồng thời nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý thị trường.
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội

Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô, Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cơ chế, chính sách, biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đối với dự án phát triển nhà ở, nhà lưu trú bố trí cho người lao động làm việc tại khu công nghệ cao, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động