Bất cập trong công tác phòng cháy chữa cháy ở chợ dân sinh
Nhiều tiểu thương vẫn chưa biết cách sử dụng bình cứu hỏa | |
Nỗi lo hậu cháy chợ | |
Tập huấn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ làm công tác mặt trận |
Cháy chợ xảy ra liên tiếp
Theo số liệu của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội, đầu năm 2018, qua rà soát tại 313 chợ (bao gồm 220 chợ kiên cố và bán kiên cố thuộc diện quản lý, theo dõi về PCCC và 93 chợ không thuộc diện quản lý) chỉ có 35 chợ bảo đảm các điều kiện an toàn, 278 chợ còn lại (chiếm hơn 80%) không bảo đảm các tiêu chí về PCCC.
Việc không đảm các điều kiện an toàn cháy nổ trong các khu chợ đã dẫn đến nhiều hệ lụy. Chỉ tính riêng trong năm 2018, ít nhất đã có 3 vụ cháy chợ nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội
Ngày 21/6 một vụ cháy chợ nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn). Đám cháy bùng phát từ một gian hàng trong khu chính của chợ trung tâm thị trấn Sóc Sơn, sau đó lan rất nhanh ra xung quanh và thiêu rụi nhiều gian hàng khác.
Trước đó, vụ cháy chợ Quang (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) xảy ra vào chiều 31/3. Ngọn lửa bắt đầu bùng phát tại một gian hàng giữa chợ rồi nhanh chóng lan rộng sang các ki-ốt xung quanh.
Mới đây nhất là vụ cháy lớn trên phố Lê Hồng Phong (quận Hà Đông), khoảng 2h ngày 5/10 đám cháy bùng phát từ 4 ki-ốt kề sát số nhà 77 thiêu rụi 3 ki-ốt kinh doanh bánh kẹo, sắt, khung nhôm kính... Đặc biệt, khu vực này năm ngoái cũng đã xẩy ra hỏa hoạn.
Hiện trường vụ cháy ở đường Lê Hồng Phong, quận Hà Đông (Ảnh: VOV) |
Các vụ cháy lớn liên tiếp xảy ra tuy không gây thiệt hại về người nhưng thiêt hại về tài sản là không nhỏ. Đây được coi là hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và đặc biệt là người dân cần nâng cao ý thức PCCC tại các chợ.
Theo tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu khiến các chợ dân sinh tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao là bởi bên trong chợ có nhiều hàng hóa và vật liệu dễ cháy như đệm mút, bông, vải, nhựa, gỗ, giấy… Trong khi đó, ý thức về an toàn PCCC của bà con tiểu thương chưa cao, nhiều người vẫn mang tâm lý chủ quan, phó mặc cho may rủi.
Theo như lời của một tiểu thương ở chợ Xanh (Cầu Giấy), tất cả các ki-ốt, quầy hàng ở chợ này đều không được trang bị bình chữa cháy, vì cảm thấy không cần thiết và cũng không biết cách sử dụng.
Điều đáng nói là cuối năm 2013, chính tại chợ này đã xảy ra một vụ cháy nghiêm trọng thiêu rụi hơn 30 gian hàng của các tiểu thương. Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội đã phải huy động 9 xe chữa cháy và 200 cán bộ, chiến sĩ xuống hiện trường dập lửa, chữa cháy. Phía quân đội cũng huy động hàng trăm chiến sĩ và xe chữa cháy chuyên dụng phối hợp cùng dập tắt lửa.
Nói về sự chủ quan của người dân, phát biểu với báo chí, đồng chí Bùi Tuấn Anh – cán bộ Phòng tuyên truyền – Phòng Cánh sát PCCC Số 9, một số tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại chợ chưa nêu cao được ý thức về trách nhiệm của mình đối với an toàn PCCC, nên vẫn xảy ra vi phạm. Những trường hợp bị xử phạt hành chính thường là lỗi về xếp hàng hóa dễ cháy gần ổ điện, che lấp họng cứu hỏa, lấn chiếm lối an toàn PCCC.
Theo khảo sát của phóng viên tại các khu chợ như chợ Ngã Tư Sở (quận Đống Đa), chợ Xanh (quận Cầu Giấy), chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm)… có thể dễ dàng nhận thấy lối đi lại trong chợ chật hẹp, các quầy hàng đan xen với nhau gần như không có khoảng cách.
Nhiều gian hàng bố trí, sắp xếp cản trở hành lang, lối thoát nạn, thoát hiểm, gây khó khăn cho công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ thống điện, các thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn PCCC. Nhiều chợ chưa được cải tạo, dây dẫn điện cũ hay quá hạn sử dụng chưa phù hợp với tiêu chuẩn... dễ dẫn đến quá tải, chập điện.
Thậm chí, còn xảy ra thực trạng các hộ kinh doanh câu móc điện lung tung, không có aptomat riêng biệt, sử dụng quạt điện, bóng đèn điện dùng dây dẫn cắm trực tiếp vào ổ cắm. Tại một số chợ còn có hiện tượng đun nấu ngay tại các ki-ốt, sạp hàng gần các mặt hàng dễ cháy. Một số người còn thắp nhang, thờ cúng, hút thuốc ngay tại ki-ốt…
Đâu là giải pháp?
Đánh giá khách quan, hiện nay ở nhiều khu chợ dân sinh, vấn đề đảm bảo an toàn cháy nổ vẫn đang ở mức thấp, tình trạng chập cháy điện gây ra hỏa hoạn xẩy ra thường xuyên. Đây là hệ quả của sự chủ quan trong ý thức của người dân về vấn đề PCCC.
Theo tìm hiểu, sau khi liên tiếp các vụ cháy chợ xảy ra, UBND TP đã ban hành văn bản số 3383/UBND-KT về tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại tất cả các chợ trên địa bàn thành phố và yêu cầu các quận, huyện, ngành đôn đốc, tăng cường công tác quản lý nhà nước về chợ.
Kiểm tra tại chợ đầu mối Minh Khai (Anh: KTĐT) |
Cụ thể, Thành phố yêu cầu tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác đảm bảo an toàn PCCC tại tất cả các chợ trên địa bàn, cụ thể: Chấn chỉnh việc bố trí, sắp xếp ngành hàng, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè, lối đi chung, thắp hương, đốt vàng mã, sử dụng thiết bị điện gây nguy cơ cháy nổ của các hộ kinh doanh trong chợ; kiểm tra toàn bộ các thiết bị PCCC, bổ sung, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót theo kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PCCC.
Phối hợp cơ quan Cảnh sát PCCC thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý chợ và các hộ kinh doanh về công tác đảm bảo an toàn PCCC... Chỉ đạo việc lập và thực hiện nghiêm lịch trực để chủ động đối phó vợi các sự cố xảy ra.
Lập danh sách các chợ có nguy cơ cháy nổ cao; kiên quyết yêu cầu đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ thực hiện cải tạo, khắc phục các tồn tại về phòng chống cháy nổ theo kiến nghị của Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy; bố trí kinh phí để cải tạo, khắc phục ngay và sửa chữa thường xuyên đối với các chợ sử dụng kinh phí cải tạo từ ngân sách; Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng chính quyền địa phương không bố trí đủ kinh phí thì có văn bản đề xuất Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.
Có thể thấy, công tác PCCC ở các khu chợ hiện nay đã và đang được các cấp, các ngành hết sức quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp để xử lý. Thế nhưng, khoảng cách từ chủ trương chính sách đến khâu thực hiện, đưa vào đời sống của nhân dân còn khá xa. Trước mắt, để đảm bảo an toàn cháy nổ trong các khu chợ dân sinh thì việc tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, kêu gọi người dân cùng vào cuộc trong việc đảm bảo an toàn cháy nổ là hết sức cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Phòng, chống cháy nổ khi thắp hương, đốt vàng mã dịp Tết
Phòng chống cháy nổ 22/01/2025 14:05
Quận Hoàn Kiếm: Cháy nhà dân lúc rạng sáng, 1 người bị thương
Phòng chống cháy nổ 19/01/2025 10:57
Cháy nhà 2 tầng lúc nửa đêm, 2 người tử vong
Phòng chống cháy nổ 19/01/2025 07:46
Khẩn trương khống chế đám cháy kho hàng từ thiện ở Tân Triều
Phòng chống cháy nổ 13/01/2025 14:13
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu
Phòng chống cháy nổ 09/01/2025 22:25
Tăng cường tuyên truyền phòng ngừa hỏa hoạn dịp cuối năm
Phòng chống cháy nổ 03/01/2025 11:47
Chủ động phòng chống cháy nổ tại nơi thờ tự dịp cuối năm
Phòng chống cháy nổ 31/12/2024 08:14
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 09:45