Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp tốt nhất cho người lao động: Tăng cường đối thoại
Tăng cường đối thoại để xây dựng quan hệ lao động hài hòa | |
Tăng cường đối thoại với thanh niên | |
Chăm lo, bảo vệ đoàn viên, CNVCLĐ là nhiệm vụ hàng đầu |
Tăng cường đối thoại tại nơi làm việc
Bảo đảm điều kiện và môi trường lao động an toàn, lành mạnh là một yêu cầu quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ gìn an toàn lao động, giảm và ngăn ngừa tai nạn, bệnh nghề nghiệp là nội dung được thành phố thường xuyên quan tâm, chỉ đạo.
Đại diện doanh nghiệp tham gia đối thoại với cơ quan chuyên môn. |
Theo đó khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc 6 tháng một lần đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi. Đặc biệt, lao động nữ được khám thêm chuyên khoa phụ sản.
Theo ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), người lao động cũng cần chủ động, tự giác thực hiện các quy định về an toàn lao động, trang bị kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp cập nhật những quy định mới trong chính sách về tiền lương, BHXH, ngày 29/5, Ban Quản lý các KCN - CX Hà Nội phối hợp với Bộ LĐTBXH tổ chức Hội nghị phổ biến và giải đáp một số vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hội nghị tập trung 3 vấn đề chính: Chính sách, pháp luật mới về lao động; những điểm mới về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan chuyên môn. |
Các cơ quan, đơn vị cần xây dựng văn hóa an toàn lao động, chú trọng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, ưu tiên đầu tư cải tiến công nghệ, máy móc, thiết bị, nâng cấp nhà xưởng, nhằm giảm nhẹ sức lao động, tạo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh cho người lao động. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo, người sử dụng lao động phải thanh toán phần chi phí không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế(BHYT) đối với lao động có BHYT hoặc toàn bộ chi phí đối với lao động không tham gia BHYT.
Tại Hội nghị phổ biến và giải đáp một số vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách mới về lao động, tiền lương và BHXHdiễn ra ngày 29/5 tại Hà Nội, ông Thiện cũng nhấn mạnh rằng, tăng cường đối thoại tại nơi làm việc là điều cần thiết. “Đối thoại là bắt buộc, tiến hành định kỳ (3 tháng/lần) hoặc đột xuất (theo yêu cầu của một bên). Số lượng tham gia đối thoại của mỗi bên ít nhất là 3 người. Ngoài ra, doanh nghiệp phải tổ chức hội nghị người lao động ít nhất 12 tháng/lần”.
Quan tâm đến nhu cầu thiết yếu của người lao động
Bốn năm gần đây, công tác đối thoại giữa lãnh đạo UBND TP Hà Nội với công nhân lao động (CNLĐ) đã được tổ chức thường xuyên, liên tục. Sau các buổi đối thoại, lãnh đạo thành phố đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, đơn vị để nhanh chóng giải quyết các vấn đề CNLĐ quan tâm.
Ông Nguyễn Đức Quang - Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) Hà Nội cho biết, sau hội nghị đối thoại với CNLĐ năm 2017, UBND Thành phố đã giao 47 nhiệm vụ cho 20 sở, ngành, địa phương, đơn vị trực thuộc giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp và người lao động trong các KCN. Tính đến đầu tháng 5/2018, đã có 30 nhiệm vụ được thực hiện xong, 7 nhiệm vụ đang tiếp tục triển khai.
Trong đó, nhiều yêu cầu cần thiết với người lao động đã được quan tâm, giải quyết, như: Lắp đặt mạng internet không dây miễn phí tại khu nhà ở cho công nhân xã Kim Chung (huyện Ðông Anh) và các KCN khác đã được triển khai.
Tại khu nhà ở công nhân tại Kim Chung, hiện đã hoàn thành xây dựng hạ tầng ống, bể để phục vụ việc kéo cáp truyền dẫn cung cấp tín hiệu cho các điểm lắp đặt wifi miễn phí tại các tòa nhà. Trước phản ánh của CNLĐ thuê nhà phải đóng tiền điện với mức giá cao, thành phố đã yêu cầu Tổng công ty Ðiện lực Hà Nội kiểm tra, rà soát vấn đề này và chỉ đạo Cục Ðiều tiết Ðiện lực thực hiện giá bán điện sinh hoạt đúng quy định cho CNLĐ trên địa bàn.
Trước thực trạng thiếu trạm y tế, thiếu trường mầm non quanh các KCN, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐTBXH, ông Mai Đức Thiện chia sẻ rằng, Bộ LĐTBXH luôn ủng hộ những nhu cầu chính đáng này và sẽ tiếp tục có những chính sách khuyến khích, đề xuất bổ sung. Nhiều nội dung liên quan đến quyền lợi, chính sách của người lao động khi cổ phần hóa doanh nghiệp, của giáo viên tại các đơn vị công ích, tình trạng nợ đọng BHXH… cũng đã được giải đáp.
Phương Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Tin khác
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Hoạt động 03/02/2025 12:29
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Công đoàn 03/02/2025 10:55
Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn
Hoạt động 02/02/2025 15:01
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn
Hoạt động 02/02/2025 11:46
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước
Hoạt động 02/02/2025 08:52
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công
Hoạt động 01/02/2025 18:57
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội
Hoạt động 01/02/2025 14:07
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh
Công đoàn 31/01/2025 20:36
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 20:29
LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/01/2025 10:54