--> -->

Bảo vệ giá trị nghệ thuật thêu truyền thống

Mấy năm gần đây, những cuộc triển lãm nghệ thuật tranh liên tục diễn ra với đa chủ đề, đa dạng, đa sắc từ trong nước và nhiều quốc gia tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, thế nhưng tranh thêu tay truyền thống thì hầu như không có cuộc triển lãm nào. Phải chăng sản phẩm truyền thống gắn liền với sự tích về vị quan Lê Công Hành với nghề “kim chỉ” đã bị “lép vế” dưới các loại hình nghệ thuật trang trí hiện đại khác?
tin nhap 20171006092721 Đặt hàng đào tạo một số ngành văn hóa nghệ thuật đặc thù
tin nhap 20171006092721 Khai trương hoạt động tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội
tin nhap 20171006092721 Khi chèo thu hút giới trẻ
tin nhap 20171006092721 Áo dài truyền thống thăng hoa cùng thư pháp

Làng nghề tranh thêu vắng bóng

Nghệ thuật thêu tay của Việt Nam đã tồn tại ở nước ta hàng thế kỷ nay, tạo nên một sắc thái văn hóa trong dòng chảy chung của dân tộc, khi tác phẩm nghệ thuật đến với người yêu tranh thì ngay cả bạn bè quốc tế cũng đánh giá cao. Song theo thời gian, trước những biến động của xã hội, nghệ thuật thêu tay hiện nay đang thiếu động lực để tiếp tục thăng hoa.

Đặt chân đến với những làng nghề nổi tiếng như làng Quất Động, Nguyên Bì, Thắng Lợi, Đào Xá, Thượng Lâm, An Xá, Vũ Lăng, Hướng Dương … đều thấy vắng bóng những tổ hợp sản xuất tranh thêu tay như trước. Bà Nguyễn Thị Mai, một nghệ nhân thêu ở làng Nguyên Bì cho biết, ngày xưa chỉ có tranh thêu tay cho nên người mua có thể so sánh được giá trị của các bức tranh với cùng dòng tranh, nhưng nay nhiều tranh ngoại nhập, người mua cũng bị lẫn lộn không biết thế nào là hàng xấu, hàng đẹp, rồi so sánh giá cả khiến cho tranh thêu tay khó bán bởi giá thành bao giờ cũng cao hơn.

tin nhap 20171006092721
Thạc sỹ mỹ thuật Trần Gia Huy trực tiếp chỉ đạo thợ tại xưởng thêu của Thêu Việt để cho ra những bức tranh đạt tiêu chuẩn nghệ thuật cao.

Bà Hoàng Minh Gái, một thợ thêu ở làng Quất Động nuối tiếc: “Từ ngày có tranh thêu ngoại nhập, thêu chữ thập, thêu vi tính giá rẻ, tranh gắn dá, tranh gắn lụa.. giá thành chỉ bằng nửa tranh thêu tay cho nên tranh thêu không thể bán được. Mấy năm gần đây, nghe chừng nghề thêu đang được khôi phục trở lại, một số người làm nghệ thuật về làng nghề Quất Động tìm nghệ nhân nhưng hầu như chẳng còn mấy người. Lớp nghệ nhân lành nghề giờ cũng chừng 50-60 tuổi, dẫu có nặng lòng với nghề cũng không còn đủ sức khỏe mà thêu nữa. Còn lớp thanh niên thì thích làm việc khác với mức lương khá hơn nên cũng chẳng còn mặn mà.”.

Gian nan con đường duy trì nghệ thuật truyền thống

Qua khảo sát thị trường tranh thêu tại Hà Nội thì hiện nay chỉ còn có vài đơn vị còn bám trụ với dòng tranh nghệ thuật truyền thống như XQ (xuất xứ Đà Lạt), Thêu Việt, Xuân Nguyên…Đảo qua vài cửa hàng trưng bày của XQ hoặc Thêu Việt mới thấy rõ giá trị nghệ thuật của tranh thêu tay truyền thống, tuy nhiên để sở hữu được một bức tranh có giá trị nghệ thuật cao như những thương hiệu này cung cấp thì phải chấp nhận một giá khá đắt từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng một bức. Có bức được đề giá lên đến tỷ rưỡi.

Năm 2014, TP Hà Nội đã có Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề TP Hà Nội, áp dụng trong việc khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Mới đây, UBND TP Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP Hà Nội năm 2017. Theo đó, Thành phố sẽ hỗ trợ phát triển các sản phẩm làng nghề thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển, huy động nhiều nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp làng nghề, trong đó các làng nghề thêu truyền thống cũng được chú trọng khôi phục.

Thạc sỹ Mỹ thuật Trần Gia Huy (Tổng Giám đốc Thêu Việt) cho biết, để níu giữ nghề truyền thống và nâng tầm nghệ thuật của dòng tranh thêu tay đòi hỏi người chủ nhân phải kiên trì và cần có nguồn vốn đầu tư lâu dài, bởi hiện nay các làng nghề truyền thống làm tranh thêu đã mai một, không còn nhiều nghệ nhân có thể làm đúng, làm chuẩn các sản phẩm tranh thêu. Hơn nữa, với sự cạnh tranh khốc liệt của các dòng tranh khác cả về mẫu mã và giá cả, tranh thêu tay mang tầm nghệ thuật rất kén người mua.

Theo Thạc sỹ Huy các thương hiệu tranh thêu tay không chỉ là “bán tranh” mà “bán giá trị nghệ thuật” của tranh, cho nên người mua tranh phải thực sự hiểu về nghệ thuật chơi tranh thì mới đánh giá được hết giá trị của bức tranh nghệ thuật. Hiện nay sản phẩm tranh thêu cũng chỉ bán chủ yếu cho khách ngoại giao đi công du tại Việt Nam qua các kênh của chính phủ hoặc bán cho các cơ quan, khách sạn lớn. Thỉnh thoảng cũng có khách hàng mua để trang trí biệt thự, bởi giá trị tranh khá lớn nên những người có thu nhập thấp hoặc vừa rất khó lựa chọn được một bức tranh ưng ý với giá tiền bình dân.

Khó khăn nữa là hiện tay số nghệ nhân làm tranh thêu tay ở các làng nghề nội ngoại thành Hà Nội chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, việc đào tạo những nghệ nhân mới không đủ cung để sản xuất tranh thêu nên số lượng bán ra cũng không nhiều. Để duy trì được nghệ thuật truyền thống này, những người đam mê phải lựa chọn những nghệ nhân lành nghề từ nhiều làng nghề khác nhau để tập trung lại thành xưởng thêu ngay giữa lòng Hà Nội. Điều đó cho thấy một số ít những người làm nghệ thuật còn tha thiết với những giá trị truyền thống của nghề thêu.

“Hy vọng trong thời gian tới, nhà nước sẽ tạo điều kiện hơn cho việc quảng bá, triển lãm, duy trì phát triển dòng tranh thêu tay truyền thống này để các làng nghề có đất sống, nghệ thuật tranh thêu tay được nhanh chóng khôi phục và thăng hoa”. Ông Huy chia sẻ.

Những người kinh doanh nghệ thuật thêu truyền thống đều hy vọng sắp tới tranh thêu tay có thể “đàn áp” các dòng tranh khác và hiện hữu trong khắp các ngôi nhà của người Việt. Tuy nhiên, điều đó cũng còn phụ thuộc nhiều vào các làng nghề truyền thống đang cố gắng hồi phục ở Thủ đô.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành ổn định

Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành ổn định

Chiều 28/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đánh giá kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, ngành và sơ kết 1 tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Gần 17.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Gần 17.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Ngày 28/7, Phiên giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc đã diễn ra đồng bộ trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại thành phố Hà Nội và các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn; với sự tham gia của 103 doanh nghiệp, đơn vị, có nhu cầu tuyển dụng 16.828 người lao động.
BIDV đồng hành với nữ doanh nhân trên hành trình chuyển đổi số

BIDV đồng hành với nữ doanh nhân trên hành trình chuyển đổi số

Vừa qua, tại Đà Nẵng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đồng hành với Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo “AI và An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Sự kiện thu hút gần 200 đại biểu từ các cơ quan, hiệp hội và nữ doanh nhân trên cả nước.
Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Bằng những hoạt động, hành động thiết thực, tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân lao động Thủ đô đã và đang thể hiện tinh thần quyết tâm, nỗ lực cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Chiều 28/7, đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội về chương trình công tác 5 tháng cuối năm 2025.
Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Ngày 28/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản gửi Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở 2 cửa xả mặt để khẩn trương đưa mực nước thượng lưu hồ về cao trình 56m.
Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Chiếc xe ô tô khách đang lưu thông trên phố Chương Dương Độ, Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội trong chiều nay, 28/7, biến thành khối sắt vụn chỉ trong ít phút. May mắn, tài xế đã kịp thời thoát ra ngoài an toàn, không có thiệt hại về người, nhưng hình ảnh ngọn lửa ngùn ngụt bao trùm cả chiếc xe khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bàng hoàng.

Tin khác

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để cả nước tưởng nhớ và tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Giữa không gian lịch sử của Bảo tàng chiến thắng B52, từng mảnh xác máy bay cháy đen, từng hiện vật khói lửa như nhắc nhớ về những ngày tháng Hà Nội đỏ lửa, nơi quân và dân đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Đến bảo tàng vào ngày này, mỗi bước chân như chậm lại, lắng nghe tiếng vọng lịch sử, để càng thêm trân trọng sự hy sinh và giá trị của hòa bình hôm nay.
Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Giữa những ngày của tháng Bảy, khi cả nước lặng mình trong không khí tri ân, mỗi con đường, góc phố lại gợi nhắc chúng ta về những năm tháng không thể nào quên, những tháng năm mà hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. Ngày 27/7, Ngày Thương binh - Liệt sĩ không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh những hy sinh lớn lao của các anh hùng, thương binh, liệt sĩ, mà còn là dịp để hun đúc tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” trong từng thế hệ hôm nay và mai sau.
Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"

Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"

Sáng tác của những tác giả sinh sống tại nước ngoài là minh chứng cho tình yêu với tiếng Việt, gìn giữ tiếng Việt trong mỗi gia đình và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry" được viết bởi nhà khoa học Nguyễn Thị Thu Hiền, hiện đang sinh sống tại Đan Mạch.
Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Sáng 26/7, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Cửa Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Cửa Nam giao hòa - Cửa ngõ văn hóa, kết nối di sản, đổi mới sáng tạo”. Triển lãm kéo dài từ ngày 26/7 - 5/8 tại Trường THCS Trưng Vương (số 26 Hàng Bài).
Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Sáng 26/7, tại trụ sở Hội Nhà văn Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên - Mông” của tác giả Phùng Văn Khai và phát động cuộc thi “Đến với con đường tương lai” dựa trên sách “Con đường tương lai" tập 1 của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.
Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

“Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, thượng sĩ Nguyễn Chí Tường - cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TP.HCM) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.
Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Ngày 25/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực tham gia Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VIII - năm 2025.
Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô

Mô hình chính quyền hai cấp đang tạo ra những cơ hội mới cho du lịch Thủ đô. Việc phân quyền rõ ràng giúp các địa phương chủ động hơn trong việc phát triển du lịch, thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự linh hoạt này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách mà còn góp phần quảng bá văn hóa và hình ảnh của Hà Nội ra thế giới.
“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy

Chiều 24/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức họp báo thường kỳ quý II/2025. Ông Cao Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTTDL chủ trì họp báo.
Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Quyết định 2553/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động