--> -->

Báo động tình trạng trộm cắp tại các khu di tích

Từ năm 2019 đến nay, đặc biệt là khoảng thời gian đầu năm 2020, tình trạng mất cắp di vật, hiện vật tại các di tích trên địa bàn Hà Nội ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng. 
Báo động tình trạng ô tô đỗ xe trái phép dưới lòng đường
Báo động tình trạng mang vũ khí nóng trên xe
Báo động tình trạng lấn chiếm trước cổng chùa phố cổ

Liên tiếp xảy ra các vụ mất cắp

Tại huyện Ứng Hòa, từ năm 2019 đến nay đã xảy ra các vụ mất sắc phong, cuốn thư, lư hương, hạc, đỉnh đồng ở đền Hạ (xã Tảo Dương Văn), đình Dương Khê (xã Phương Tú), đình Đình Tràng (xã Liên Bạt), đình Hoàng Xá (thị trấn Vân Đình). Tại huyện Phú Xuyên cũng xảy ra tình trạng mất cắp ở di tích thuộc xã Đại Xuyên, xã Văn Hoàng, xã Tân Dân, kẻ gian đã đột nhập và lấy đi các lọ lục bình, đỉnh hương.

Tương tự, tại huyện Chương Mỹ cũng xảy ra việc mất cắp tại đình Hồng Thái, kẻ gian đã lấy đi 1 hòm sắc phong, 7 đạo sắc phong bản gốc, 1 thần phả và tiền mặt. Tại huyện Hoài Đức, cũng xảy ra mất cắp tại đình Vân Côn (xã Vân Côn), 3 ngai thờ đã bị lấy đi.

4206 yinh yyi yynh xa tam hyng huyyn thanh oai ha nyi nyi myt nhiyu cy vyt quy gia thyi gian qua ynh hanoimoicomvn
Đình Đại Định (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội), nơi mất nhiều cổ vật quý giá thời gian qua. Ảnh: HNM

Chỉ trong vòng 1 tháng, từ ngày 13/3 – 11/4/2020, tại huyện Thanh Oai xảy ra 4 vụ trộm cắp di vật, hiện vật tại di tích chùa Bối Khê, đình Đại Định (xã Tam Hưng), chùa Dư Dụ (xã Thanh Thùy), chùa Từ Châu (xã Liên Châu) với tổng số 26 di vật, hiện vật. Tại huyện Thường Tín, từ tháng 1/2020 đến nay, xảy ra 6 vụ trộm di vật, hiện vật tại 6 di tích thuộc 5 xã: Hiền Giang, Vân Tảo, Văn Phú, Thư Phú, Khánh Hà…

Từ những số liệu trên cho thấy, số lượng mất cắp di vật, hiện vật tại các di tích trên địa bàn Hà Nội ngày càng nhiều. Giải thích lý do số vụ gia tăng những tháng đầu năm nay, ông Nguyễn Doãn Văn – Trưởng ban Quản lý di tích, danh thắng Hà Nội cho rằng, do thời điểm sau Tết mọi người thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 nên kẻ gian đã lợi dụng thực hiện hành vi của mình. Nhiều di vật, hiện vật quý đã bị mất đi và việc tìm lại vô cùng khó khăn, nhiều di vật quý không thể tìm lại được.

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 5.922 di tích, trong đó 1 di tích được công nhận là di sản thế giới, 18 di tích quốc gia đặc biệt, 50 di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, 1.804 đình, 2.007 chùa, 811 đền, 292 miếu… Tại các di tích này đang lưu giữ rất nhiều bảo vật quốc gia, cổ vật, hiện vật, di vật quý, nhưng điều đó cũng đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý hiện vật, di vật.

Dù thời gian qua, công tác quản lý di tích đã được các địa phương chú trọng, song phần lớn lực lượng tham gia tiểu ban quản lý di tích cơ sở là những cán bộ về hưu, các cụ phụ lão, hoạt động theo chế độ tự nguyện hoặc kiêm nhiệm; hơn nữa, nhiều di tích nằm biệt lập với khu vực dân cư. Vì vậy, hiện tượng lơi lỏng trong việc trông coi, bảo vệ di tích ở cơ sở là không tránh khỏi.

Trong khi đó, không phải nơi nào cũng có điều kiện để lắp đặt camera giám sát, nhất là ở những vùng ngoại thành xa; số lượng bảo vệ trông coi di tích không nhiều. Chính vì vậy, kẻ gian lợi dụng công tác quản lý, bảo vệ ở các di tích chưa được chặt chẽ nên đã đột nhập đánh cắp. Hơn nữa, khi chúng đã chủ mưu thực hiện ý đồ thì việc dò la, nghiên cứu thực địa của kẻ gian sẽ được thực hiện kỹ. Thời gian trộm cắp của các đối tượng chủ yếu vào ban đêm, khi mà không có người ra vào và công tác bảo vệ thường sơ hở.

Nâng cao các biện pháp bảo vệ

Trước thực trạng các di tích liên tục bị lấy cắp hiện vật, cổ vật, các địa phương đã yêu cầu các xã, thị trấn, ban quản lý di tích rà soát, kiểm tra, thống kê hiện trạng đồ thờ, hiện vật, sắc phong trong di tích. Tại huyện Thanh Oai, Ủy ban nhân dân huyện cũng yêu cầu cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lắp đặt camera an ninh tại các di tích.

Đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân, các ban quản lý di tích chủ động kiểm tra hệ thống cửa, khóa, phối hợp với lực lượng công an phòng chống trộm cắp di vật, hiện vật, hòm công đức trong các di tích.Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, thậm chí một số địa phương còn lơi lỏng, thiếu chỉ đạo, kiểm tra kịp thời.

Trước những báo động về tình trạng mắt cắp hiện vật, cổ vật tại các di tích, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về quản lý di vật, hiện vật, xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa.

Trong đó, yêu cầu không để tái diễn và xảy ra hiện tượng mất cắp di vật, hiện vật, đồng thời thực hiện các giải pháp để đảm bảo an ninh, an toàn cho các di tích. Hiện vật, cổ vật trong các di tích sẽ hạn chế tối đa việc mất cắp nếu ý thức của người dân và những người quản lý di tích được nâng lên, cùng với đó là việc đầu tư các nguồn lực, nhân lực, trang thiết bị đảm bảo an toàn cho các di tích.

Trước đó, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có công văngửi Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị truy tìm số cổ vật, hiện vật bị mất vừa qua.Theo công văn này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được thông tin phản ánh chỉ trong thời gian ngắn, tại một số di tích được xếp hạng và kiểm kê trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã bị kẻ gian trộm cắp hiện vật.

Các vụ trộm cắp xảy ra đồng thời vào thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19 cho thấy sự phức tạp của vụ việc. Vì vậy, Cục Di sản Văn hóa đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương cung cấp thông tin về hiện vật cho cơ quan chức năng để phục vụ điều tra. Đồng thời, kiểm kê hiện vật tại các di tích bị mất cắp; đề xuất biện pháp bảo vệ di tích.

Lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa cũng yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội báo cáo UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan điều tra và các cơ quan chức năng có liên quan nhanh chóng tổ chức truy tìm để trả lại hiện vật bị mất cắp cho di tích; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra vụ việc. Yêu cầu chính quyền các địa phương và các Ban quản lý di tích thực hiện nghiêm ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 2009.

Tại Công văn số 2009/BVHTTDL-DSVH ngày 28/5/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu, trong những năm qua, nhiều tỉnh thành đã làm tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, tuy nhiên, vẫn còn địa phương chưa chủ động trong việc kiểm kê, xếp hạng di tích; tình trạng mất cắp hiện vật, cháy ở di tích vẫn tiếp tục xảy ra hàng năm...

Để tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở quản lý văn hóa và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về di sản văn hóa; mở cuộc vận động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân địa phương để quán triệt pháp luật về di sản văn hóa đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các hội và mọi người dân.

Đặc biệt, về tình trạng mất cắp hiện vật, cổ vật ở di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị quy định rõ trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong việc bảo vệ di tích trên địa bàn và cơ chế phối hợp quản lý giữa ủy ban nhân dân cấp xã với tổ chức quản lý di tích, hoặc người được giao trông coi di tích. Đồng thời, tăng cường tuần tra, canh gác kết hợp lắp đặt thiết bị bảo vệ nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm di tích.

Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý di tích, quản lý các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cho cán bộ cấp huyện, xã có liên quan và người trực tiếp trông coi di tích. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở địa phương, kiên quyết xử lý các vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động