Báo động tình trạng bệnh rung nhĩ đang trẻ hóa
Mới đây, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (32 tuổi, quê Thanh Hóa), thường xuyên bị cơn hồi hộp trống ngực, khó thở, tức ngực, mệt mỏi… Các triệu chứng này xuất hiện một thời gian dài nhưng chỉ thoáng qua nên bệnh nhân không để ý. Chỉ đến khi nhập viện điều trị khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, bệnh nhân mới biết mình bị mắc bệnh rối loạn nhịp tim hiếm gặp ở người trẻ.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: Thanh Xuân). |
ThS.BS Vũ Văn Bạ - Khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E cho biết: Bệnh nhân được khảo sát bằng điện tim đồ trong 24 giờ liên tục, thấy xuất hiện nhiều cơn rung nhĩ trong ngày.
Bệnh nhân tiếp tục được làm xét nghiệm tìm các yếu tố nguy cơ thường gặp liên quan đến rung nhĩ như siêu âm tim, hormone tuyến giáp… Điều đáng nói, dù được điều trị bằng các loại thuốc tối ưu nhưng bệnh tình không thuyên giảm, kết quả theo dõi điện tim vẫn cho thấy nhiều cơn rung nhĩ trong ngày.
GS.TS. Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E chia sẻ: “Nếu như trước đây, các bác sĩ “bó tay” với các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh rung nhĩ không dung nạp thuốc hoặc trơ với thuốc chống rối loạn nhịp. Rất may cho bệnh nhân này, hiện nay, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E là một trong số ít các bệnh viện chuyên về Tim mạch ở Việt Nam triển khai điều trị rung nhĩ bằng phương pháp sử dụng năng lượng sóng có tần số radio với sự hỗ trợ công nghệ lập bản đồ điện học 3 chiều (3D)”.
Với phương pháp này, các bác sĩ đưa dụng cụ thăm dò điện học vào tận trong buồng tim của bệnh nhân, kết hợp dựng hình 3D xác định các ổ nghi ngờ gây rung nhĩ. Sau đó, dùng năng lượng RF (radio frequency) loại bỏ hoàn toàn hoặc cô lập ổ bất thường đó của bệnh nhân.
Kết quả sau 5 giờ làm thủ thuật, các tín hiệu điện trong buồng tim gây rung nhĩ bị loại bỏ hoàn toàn, bệnh nhân không còn xuất hiện rung nhĩ khi kích thích buồng tim theo chương trình và trở lại nhịp tim bình thường…
Theo bác sĩ Bạ, tính ưu việt của phương pháp điều trị này là có tỉ lệ thành công cao, khoảng 80%, phát hiện bệnh và xử trí sớm có tỷ lệ thành công cao hơn, ít biến chứng, không còn cảm giác khó chịu và hồi hộp trống ngực, không đau đớn…
Người bệnh không cần sử dụng các loại thuốc điều trị rung nhĩ lâu dài, dự phòng các biến cố đột quỵ và suy tim sau này. Người bệnh có thể đi lại và hoạt động bình thường sau vài ngày can thiệp.
Rung nhĩ là bệnh rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay, người bệnh mắc rung nhĩ tăng nguy cơ đột quỵ não gấp 5 lần, suy tim gấp 3 lần, tử vong gấp 2 lần so với người bình thường. Rung nhĩ là tình trạng buồng nhĩ đập không đều và hỗn loạn, không đồng bộ với nhịp đập của hai buồng thất.
Theo các chuyên gia y tế, rung nhĩ thường làm nhịp tim không đều và nhanh, khiến tim bơm máu không hiệu quả ở mỗi nhịp đập. Tình trạng này có thể tạm thời, thoáng qua rồi hết nên người bệnh thường không để ý và điều trị sớm. Điều đáng nói, nhiều người mắc rung nhĩ với chỉ xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp đánh trống ngực, mệt, yếu, nhức đầu, huyết áp thấp, khó thở... nhưng có người bệnh tiến triển thầm lặng không triệu chứng.
Tuy nhiên, rung nhĩ có thể đưa đến một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ và suy tim. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây rung nhĩ, nhưng tỉ lệ xuất hiện rung nhĩ cao hơn ở bệnh nhân có bệnh lý van tim, mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, tuổi cao… Đặc biệt, tỉ lệ rung nhĩ tăng dần theo tuổi, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi trên 75 tuổi nhưng ở người trẻ, dưới 40 tuổi rất hiếm gặp.
Ở người trẻ tuổi không có bệnh tim cấu trúc, nguy cơ thường gặp gây rung nhĩ là bệnh lý tuyến giáp như cường giáp. Một số yếu tố nguy cơ khác ở người trẻ còn đang được nghiên cứu như liên quan đến gen, tình trạng lạm dụng chất kích thích, căng thẳng, thời gian làm viêc dài trên 45 giờ/ tuần, hay trào ngược dạ dày thực quản…
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo: Để có thể phát hiện sớm rung nhĩ hoặc các tình trạng rối loạn nhịp tim, người dân cần đi kiểm tra nhịp mạch thường xuyên và định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện nhịp đập bất thường về tần số, nhịp điệu… Đặc biệt đối với những người trên 40 tuổi hoặc có nguy cơ tim mạch, người lớn trên 65 tuổi cần tầm soát bệnh tim mạch, trong đó xét nghiệm đo điện tâm đồ sẽ giúp phát hiện rung nhĩ và rối loạn nhịp tim.
Để phòng ngừa các bệnh tim mạch cũng như tình trạng rung nhĩ, người dân cần áp dụng lối sống điều độ, lành mạnh; thường xuyên tập thể dục; có chế độ ăn hợp lý, không uống rượu bia (những chất kích thích này có thể làm xấu hơn các tình trạng rối loạn nhịp tim)...; có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress. Tuyệt đối không hút thuốc. Và đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu thì cần theo dõi và điều trị ổn định các tình trạng này. Lưu ý là không tự ý uống thuốc, kể cả các loại thuốc thông thường, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn nhịp hoặc tương tác với thuốc chống loạn nhịp. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58