Báo động gia tăng bệnh không lây nhiễm
"Đọc vị" các dấu hiệu bệnh tật qua bàn chân | |
Viêm gan - “sát thủ” thầm lặng | |
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể từ thực phẩm | |
Sức mạnh “đánh tan” bệnh tật của nước dừa | |
Chớ coi thường bệnh cúm mùa |
Nguy hiểm hơn ta nghĩ
Phát biểu tại “Hội thảo công bố kết quả điều tra các yếu tố nguy cơ BKLN tại Việt Nam năm 2015”, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng "kép" về bệnh tật. Trong khi tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đang giảm, tỉ lệ mắc các BKLN ngày càng gia tăng - từ 40% vào năm 1986 lên 60% năm 2006 và 71,6% vào năm 2012. Trong thời gian tới, dự đoán con số này sẽ tiếp tục gia tăng. Các BKLN tăng nhanh là do liên quan đến: Hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu/bia và chế độ ăn không hợp lý.
“Sự gia tăng của các BKLN đã gây ra sự gia tăng nhanh chi phí khám, chữa bệnh và quá tải bệnh viện. Chi phí điều trị cho BKLN trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm, do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng” - GS.TS Long cho hay.
Bệnh không lây nhiễm đã và đang tạo gánh nặng cho ngành y tế: Tăng chi phí điều trị lên 40-50 lần. |
Theo ước tính của WHO, tổn thất lũy tích về kinh tế đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình do các BKLN là trên 7.000 tỉ USD trong giai đoạn từ năm 2011-2025 (bình quân mỗi năm gần 500 tỉ USD). Vì vậy, năm 2012, WHO đã tuyên bố “BKLN là vấn đề ưu tiên của toàn cầu và khu vực, BKLN là khủng hoảng đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực Thái Bình Dương". Ngoài ra, GS.TS Bùi Doãn Lợi - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia - cho biết: Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người bị tăng huyết áp, mà đây là bệnh gây tai biến nặng có thể tử vong, hoặc tàn phế.
Còn theo GS.TS Bùi Diệu - Giám đốc Bệnh viện K, thì việc nghiên cứu gần 52.000 bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại 5 bệnh viện như: Bệnh viện K, Ung bướu Hà Nội, Bạch Mai, Việt - Tiệp Hải Phòng và Bệnh viện T.Ư Huế cho thấy có trên 19.000 trường hợp có phân loại giai đoạn bệnh - chiếm tỉ lệ 37,3%; gần 13.800 ca đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3) - chiếm 71,4%.
Theo điều tra quốc gia mới đây về yếu tố nguy cơ BKLN do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với WHO và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện trong năm 2015, nội dung điều tra đã áp dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn, phân tầng theo nhóm tuổi và giới để chọn ra mẫu đại diện quốc gia cho độ tuổi 18-69 tại Việt Nam.
Kết quả cho thấy, hầu hết các yếu tố nguy cơ đều có tỉ lệ cao. Chỉ có 43,1% số người mắc tăng huyết áp và 31,1% số người tăng đường huyết từng được phát hiện; chỉ có 13.6% số người mắc tăng huyết áp và 28,9% số người tăng đường huyết/đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế; dưới 1/3 (28,9%) số người có nguy cơ tim mạch cao được điều trị/tư vấn dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim; khoảng 1/4 (24,9%) số phụ nữ tuổi 18-69 và 1/3 (31,5%) số phụ nữ từng được sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có số liệu quốc gia về tỉ lệ này.
Cần phải làm gì để khống chế BKLN?
Mặc dù Việt Nam được đánh giá là hơn một số quốc gia vì có chính sách y tế dành cho người nghèo, người thu nhập thấp, nhưng trên bình diện chung, Việt Nam vẫn còn thiếu một chiến lược đối phó với các loại bệnh mãn tính không lây nhiễm. Công tác phòng, chống, điều trị các bệnh này còn quá yếu về chuyên môn, thiếu trang thiết bị. Đặc biệt, Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống giám sát BKLN, mà chủ yếu dựa vào báo cáo của hệ thống các bệnh viện.
Vì vậy, việc điều tra yếu tố nguy cơ BKLN năm 2015 có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện kế hoạch và đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống BKLN giai đoạn 2015-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20.3.2015. Chiến lược được ban hành là định hướng quan trọng cho hoạt động trong giai đoạn tới theo hướng tiếp cận toàn diện, tập trung kiểm soát các yếu tố nguy cơ, dự phòng mắc bệnh, đồng thời phát hiện sớm để quản lý hiệu quả các BKLN.
Không những thế, thông qua số liệu trên, còn giúp cho việc theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu tự nguyện toàn cầu về BKLN mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Song, việc kiểm soát tốt BKLN không chỉ đặt ra cho riêng trách nhiệm cho ngành Y tế, mà đòi hỏi phải có sự chung tay của cả cộng đồng. Bởi, trên thực tế, Bộ Y tế cũng như WHO đã nhiều lần khuyến cáo về việc lạm dụng rượu, bia vì đây là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng BKLN, nhưng nhiều người tỏ ra “ngoài cuộc” trước những khuyến cáo này.
Vì vậy, trong thời gian tới, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho rằng, cần phải đẩy mạnh can thiệp phòng, chống các yếu tố nguy cơ của BKLN, tập trung vào yếu tố đang gia tăng như: Tăng cường chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; có can thiệp hiệu quả để giảm lượng tiêu thụ muối thông qua các chương trình truyền thông; xây dựng chương trình kiểm soát thừa cân, béo phì; tăng cường phòng, chống, phát hiện sớm và quản lý BKLN tại cộng đồng. Bảo đảm các dịch vụ tại trạm y tế để phát hiện sớm và quản lý điều trị liên tục, lâu dài với một số BKLN như tăng huyết áp, đái tháo đường; đẩy mạnh hoạt động tầm soát ung thư cổ tử cung.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51