-->

Bâng khuâng cung đàn Đào Xá

(LĐTĐ) Nhắc đến những tiếng đàn ngọt ngào, luyến láy rộn rã ở một ngôi làng nhỏ mang tên Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) hẳn chẳng mấy người xa lạ. Ở mảnh đất đồng chiêm, mãi tận cực Nam của Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô chừng hơn 50km này, mỗi lần trở lại trong tôi đều lắng đọng được một thứ gì đó rất khác. Và lần này cũng vậy, đó là những bâng khuâng của tôi về cung đàn dễ đã có tuổi tới hàng trăm năm, là những dấu tích cổ xưa trên đất Đông Lỗ về “vợ chồng” nhà duối, đài Chuông cổ và ngọc xá lợi Phật…
bang khuang cung dan dao xa Ngẩn ngơ tiếng đàn Đào Xá

Tiếng ngân vang giữa làng

Tôi về xã Đông Lỗ dễ cũng không dưới 3 lần. Và lần nào cũng vậy, đến làng Đào Xá tôi lại như lạc vào khu vườn âm thanh đồng quê. Chẳng đâu xa, đến chùa Viên Đình, tôi đã thoáng nghe thấy những tiếng đàn tam thập lục ngọt ngào, rộn rã vang lên. Cùng với đó là tiếng trẻ em hát ríu ran hòa tan trong những chùm âm thanh như làn gió mát tràn về.

Nhắc đến cái tích mang nghề về đất Đào Xá hẳn không ít người trầm trồ. Nghe các nghệ nhân trong làng kể lại rằng, cách đây gần 200 năm, làng có cụ Ðào Xuân Lan vốn có “máu” nghệ sĩ, lại ham học hỏi nên cụ đã hành hương sang xứ Bắc rồi mang nghề về làng. Ban đầu cụ chỉ dạy cho người trong họ, để trong lúc nông nhàn có thêm việc và cũng là hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Rồi nghề phát triển khắp làng, việc buôn bán cũng trở nên thịnh vượng ở các cửa hàng trên thành phố.

bang khuang cung dan dao xa

Nghệ nhân Ðào Văn Soạn. Ảnh: Giang Nam

Từ đó, nghề làm nhạc cụ đã trở thành nghề truyền thống của Ðào Xá. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, cả làng Ðào Xá làm nghề đàn, đi tới đâu cũng nghe thấy tiếng đục, tiếng gõ, cả những tiếng so dây, thử phím. Hòa bình lập lại, cả làng có tới 90% số hộ kiếm sống bằng nghề này. Sau, do điều kiện kinh tế khó khăn, thú chơi đàn của người dân giảm xuống, nghề đàn Ðào Xá có lúc tưởng bị thất truyền, nhưng nhờ sự quan tâm kịp thời của Nhà nước mà làng nghề đã được khôi phục.

Nhắc đến người có công lớn trong việc khôi phục và duy trì nghề tổ suốt mấy chục năm qua phải kể đến nghệ nhân làm đàn Đào Văn Soạn. Tôi gặp và trò chuyện với ông Soạn tỉ mẩn và lâu nhất có lẽ ở quãng năm 2012. Thuở đó, dù người làng dần rời bỏ nghề hết nhưng vợ chồng ông Soạn vẫn cóc cách bám nghề. May thay, sản phẩm ông làm ra bán được, bán chạy và hanh thông đến mức ông bận tối mắt quanh năm. Gặp lại ông Soạn, ở cái tuổi gần 80, ông vẫn tinh tường trong từng đường cưa, nhát đục. Không ai không khâm phục sự dẻo dai và chính xác trong công việc của ông.

Cái đận 2012, vừa “cầm tay chỉ việc” cho tôi, người nghệ nhân vừa bảo, để thạo nghề, làm được tất cả các loại nhạc cụ, người thông minh cũng phải học ngày, học đêm trong suốt 3 năm. Dĩ nhiên, tôi muốn “học mót” nghề cũng phải tốn chừng ấy. Đó là với tôi, nhưng với những người thợ lành nghề như ông Soạn thì ngay cả với những loại nhạc cụ mới như nhạc cụ nước ngoài, chỉ cần “mổ” cái đàn ấy ra, tự mày mò mẫm, nghiên cứu, một tháng sau là đã có thể làm được.

Để làm được cây đàn ưng ý cũng lắm công phu, đòi hỏi người thợ phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn nguyên liệu, phơi gỗ, ra gỗ đến đánh bóng, trau chuốt và lắp ghép. Trung bình, để hoàn thành một chiếc đàn phải mất trọn một tuần đối với một thợ lành nghề. Đàn làm xong phải cẩn thận tráng sơn, sau đó khảm trai để trang trí họa tiết, hoa văn. Đó cũng chính là nét độc đáo của làng nghề này.

Có một điều ít người biết về ông Soạn đó là người nghệ nhân này chưa từng qua lớp đào tạo nào về nhạc lý. Dẫu vậy, ông có tài thẩm âm tuyệt vời, dù là đàn bầu, đàn nguyệt hay đàn đáy… nhắc chuyện này, một đồng nghiệp của tôi đã nói và viết rằng, nếu có một nghề nào vừa có cái “phàm”, lại vừa rất “thanh”, thì đó chính là nghề làm đàn. Điều này quả thực đúng bởi khi những người thợ mộc chất phác họ luôn giữ trong bản thân một tình yêu thuần túy, dùng tình yêu ấy để góp phần vào sự phát triển của một loại hình nghệ thuật, góp phần đem đến những âm thanh làm đẹp cho đời… thì hẳn nhiên người thợ đó “thanh” nhất, đẹp đẽ nhất trong số đó.

Những chuyện góp nhặt

Có đến Đào Xá mới biết, nơi đây từng một thuở được nhiều văn nghệ sĩ kháng chiến tổ chức hoạt động. Nghe kể, Đào Xá tuy là gọi là vùng tự do nhưng chỉ cách con đường chính đi Cầu Giẽ và Vân Đình chừng mươi cây số. Dân trong làng vẫn thấp thỏm sẽ có ngày giặc Pháp càn đến. Nhưng từ khi các chiến sĩ cách mạng đến đóng quân, không khí lạc quan hơn hẳn chứ không còn lo âu như trước.

Thời kháng chiến, làng còn được xã cho định lại sơ đồ rồi đánh số nhà, số xóm cho tiện liên lạc và bố trí công việc phục vụ cách mạng. Đội văn nghệ thiếu nhi được thành lập. Những cây đàn của dân làng được huy động và ai cũng say sưa biểu diễn. Khi ấy, đội thiếu nhi ai cũng thuộc bài “Làng tôi”, mà không biết tác giả là nhạc sĩ Văn Cao đã đứng ra dạy hát trong nhiều đêm. Đó là những đêm vui nhất của làng từ xưa đến nay.

bang khuang cung dan dao xa

Những nhạc cụ đang được hoàn thành. Ảnh: Giang Nam

Từ Đào Xá đi rộng quanh xã Ðông Lỗ cũng có thể dễ dàng thấy không ít nét độc đáo mà không nơi nào có được. Chẳng hạn, câu chuyện hai cây duối cổ ngàn năm, duy nhất được vua nhà Lý sắc phong “thân mộc hộ quốc” thì chỉ ở chùa Viên Đình, làng Kẹo, xã Đông Lỗ mới có. Nghe kể lại, nhân duyên của hai cây duối này được dân gian ghép cho không ít nét đặc sắc.

Người Đông Lỗ bảo “duối chồng” và “duối vợ”, cách nhau chừng mươi thước, nhưng lại cùng tỏa bóng xanh mát bốn mùa, quấn quýt rất tình cảm. Thân cây duối chồng sần sùi, to phải hai người ôm, còn cây duối vợ thon thả hơn, nuột nà và ra quả vàng rộm mỗi độ hè về. Chính vì dáng đẹp và gợi cảm về một mái ấm gia đình của hai cây duối đã làm vua Lý xúc động, nên mới đặt nền móng để dựng chùa Viên Đình và sắc phong cho chúng.

Còn một sự đặc biệt khác mà chắc hẳn chỉ Đông Lỗ mới có. Tại đây, thời Lý có tháp chuông được làm bằng gỗ lim. Dĩ nhiên, với tuổi thọ ngàn năm có lẻ mà tiền nhân lưu lại đã trực tiếp tạo nên vẻ huyền bí cho ngôi chùa nơi thanh tịnh ngay bên cánh đồng làng Kẹo. Chưa hết, hiện Đông Lỗ còn nhộn nhịp hơn, khi có nhiều phật tử và bà con khắp nơi về cầu lễ. Vì sao ư? Bởi chùa Viên Đình linh ứng. Vì ngôi tự này là nơi hiện có nhiều xá lợi Phật nhất Việt Nam với hàng ngàn ngọc xá lợi Phật được hội tụ về đây.

Trở lại câu chuyện về nghề làm đàn ở Đào Xá. Dù đã tồn tại trên 200 năm nhưng tới năm 2009 Đào Xá mới được công nhận là Làng nghề. Từng có thời điểm, nghề làm đàn của làng bị… chê vì làm cực thân, vất vả mà không no cái bụng. Một số thợ giỏi khăn gói đồ nghề đi mở cửa hiệu làm đàn ở nơi khác. Tính ra công xá không lời lãi bao nhiêu. Qua chừng đó quãng truân chuyên, may mắn thay đến nay nghề làm đàn cũng từng bước có thương hiệu riêng. Cuộc sống của những người thợ cũng vì thế mà ít long đong, vất vả. Và hơn hết, cho đế nay, khi những lữ khách hành hương gần xa ghé đến Đông Lỗ, đến Đào Xá, mọi người lại nhớ thêm câu ca dao: “Đông Lỗ có làng làm đàn/Có ngọc xá lợi tiếng lan khắp vùng/Có tiếng chuông thỉnh mênh mông/Duối vợ, duối chồng kết ngãi ngàn năm”.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra sản xuất tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.

Tin khác

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động