-->

Bâng khuâng chiều ba mươi tết

(LĐTĐ) Năm nào cũng vậy, vào chiều ba mươi Tết, tôi thấy hầu như mỗi con người, mỗi gia đình, ai cũng đều có chút bâng khuâng. Đó là những cảm xúc khó tả khi người ta chờ đón một  năm mới sắp sang với sự rạo rực và chút tiếc nuối khi ta thêm một tuổi. Chiều ba mươi Tết là những giờ phút bận rộn để chuẩn bị cho những thời khắc giao thừa để đất trời và con người hoà quện cho phút chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.
bang khuang chieu ba muoi tet Nét đẹp văn hóa của tục khai bút đầu Xuân
bang khuang chieu ba muoi tet Cách chuẩn bị cỗ cúng đêm Giao thừa đầy đủ, chuẩn phong tục

Chút bận rộn, chút lo lắng, sự hối hả mà vui, mà rực rỡ, mà đắm say lòng người. Trên phố hay các con ngõ, người ta mua bán đào, quất hay hoa tươi lúc cuối ngày nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn, vì ai cũng muốn mau chóng được trở về nhà để bầy biện, cắm hoa hay dọn dẹp nốt những công việc cuối cùng cho ngày cuối năm. Chút bâng khuâng trước thềm năm mới khi mọi việc đã xong. Lúc này tôi tin rằng ai cũng giống ai, lòng chợt xao xuyến và chút rưng rưng khi nhớ về những người thân đã khuất, khi nhớ về những người thân yêu đi xa, không được ở bên ta, nhớ cả những người thân yêu mà không thể ở bên cạnh ta vì những lý do đặc biệt khác...

Những bà mẹ già ngóng đợi con đi làm ăn xa trở về, những người vợ ngóng chồng,những người thân ngóng chờ nhau... Bồn chồn nhắc tên nhau, những người đàn bà vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa ra ngóng vào trông. Rồi tất cả bỗng vỡ oà niềm vui khi tiếng bước chân của người đi xa vừa kịp chạm ngõ trở về nhà vào chiều ba mươi Tết. Vẫn còn những đứa trẻ phải sống ở xa cha mẹ và chúng đang dài cổ để ngóng quà Tết của cha mẹ đi làm xa nhà đang trở về. Cha mẹ chúng còn sốt ruột hơn nhiều khi chưa kịp trở về nhà bởi những lý do công việc đặc biệt nào đó. Dù thế nào thì chiều ba mươi Tết họ cũng cố gắng về tới nhà và mang theo những món quà cho con cái và người thân dù là những món quà nhỏ bé nhất.

bang khuang chieu ba muoi tet
Ảnh minh họa: Minh Phương

Nhiều gia đình có thói quen ra mộ thắp hương cho người thân trước Tết âm lịch để mời vong linh tổ tiên, ông bà, cha mẹ...về ăn Tết cùng con cháu và gia đình. Họ nói những lời cầu nguyện, tâm sự, dãi bầy những điều riêng tư với người thân của mình...Họ làm điều đó bằng sự tự nguyện tâm linh từ trái tim và thành tâm tin rằng người thân của họ ở thế giới bên kia sẽ nhận được những thông điệp ấy. Chiều ba mươi Tết âm lịch năm nào cũng vậy, dù bạn là ai, già hay trẻ, giàu hay nghèo, dù bận đến đâu thì cũng mong được nhanh chóng trở về sum họp bên gia đình của mình và người thân. Phải chăng đó là nét văn hoá truyền thống của người Việt khi Tết đến xuân về? Người đi xa quê hương lâu ngày càng nhớ đến quay quắt cái hương vị Tết ở nơi quê nhà với hoa đào, hoa mai, bánh chưng và những mùi vị rất đặc trưng ở Tết ở Việt Nam mà không ở đâu có được.

Dọn dẹp nhà cửa, quét vôi tường, treo tranh Tết, lau chùi đồ thờ cúng, sắp xếp và trang hoàng bàn thờ Tổ Tiên, bầy biện đó cúng lễ, bày mâm ngũ quả, bánh chưng, rượu, bánh trái, mứt Tết...và thắp hương hay đốt trầm...để mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết cùng gia chủ. Hương vị Tết ta đã dâng lên trong căn nhà của bạn vào ngày cuối cùng của năm với mùi gà luộc, giò xào, bánh dầy, bánh chưng và hương vị ngào ngạt của các món ăn đang toả hương trên bàn thờ.

Mùi hương của Tết Việt còn quyến luyến và tràn ngập hơn nữa khi trong căn bếp lan toả hương thơm ngào ngạt từ nồi nước tắm của thứ hoa mùi già. Đặc biệt là các gia đình nông thôn hay có phong tục này. Ngày mẹ chồng tôi còn sống, năm nào bà cũng đun một nồi đồng to nước cây hoa mùi già để con cháu về rửa mặt và tắm cuối ngày ba mươi Tết. Sáng sớm mồng một, bà lại gọi con cháu dậy rửa mặt từ sớm, bà bảo để lấy may cho các con cháu. Thứ hương thơm ngào ngạt ấy làm người ta khoan khoái và khỏe ra, nó mang nét đặc trưng làng quê Việt và gợi nhớ gợi thương cho những người con xa quê đến da diết. Nhiều người con xa quê đã mang theo ký ức ấy để nhắc nhớ quê hương làng quê Việt mỗi khi Tết đến và bâng khuâng trong chiều ba mươi!

Ai cũng xốn xang chờ đợi phút giây thiêng liêng trong thời khắc Giao Thừa - phút chuyển giao năm cũ sang năm mới. Mọi điều không vui đều dễ dàng bỏ qua, mọi lỗi lầm đều dễ dàng tha thứ để bước sang năm mới trong sự an nhiên, đầm ấm và vui vẻ. Tết yêu thương, tết đoàn tụ và Tết cổ truyền Việt Nam luôn thiêng liêng đầy bản sắc. Dù bạn đang ở đâu, đang làm việc gì thì chiều ba mươi Tết ai ai cũng nhanh chóng muốn được trở về bên gia đình, quê hương và nơi cội nguồn của mình để sum họp và đoàn tụ sau cả năm trời bận rộn với công việc và muôn vàn thứ áp lực cho sự mưu sinh...

Bữa cơm đoàn tụ chiều ba mươi Tết vẫn là nét đẹp mang tính truyền thống của các gia đình. Các cụ ta vẫn luôn coi trọng bữa cơm chiều ba mươi Tết khi cả gia đình quây quần bên nhau trong sự sum họp sau một năm tất bật với lo toan và mưu sinh. Điều đó mang tính trang trọng và thiêng liêng cho mỗi gia đình Việt, cho mỗi con người Việt. Người xa xứ càng nhớ da diết và coi trọng những phút giây chiều ba mươi Tết quê hương Việt Nam. Đặc biệt hơn không khí Tết chiều ba mươi khi đang ở xứ người. Họ thắp những nén nhang hướng về Tổ Tiên, quê nhà và nguyện cầu những điều tốt đẹp và quê hương là nỗi nhớ da diết trong chiều ba mươi dẫu vật chất và mọi thứ cho Tết Việt cũng đầy đủ, không thiếu thứ gì.

Trong làn khói hương thơm ngát và mờ ảo, trước bàn thờ tổ tiên và nhìn ngắm di ảnh của người thân, chúng ta cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình và người thân của mình...Sự linh thiêng ấy thật đặc biệt, ta có thể cảm nhận được không khí ấy, hơi thở ấy, những con người quanh ta ấy. Ngoài sân, hay trong mảnh vườn quanh nhà, cây lá nảy lộc đâm chồi và sự hội tụ khí xuân ngày cuối năm trước đất trời, lòng người và vạn vật vẫn dâng lên, đang sinh sôi nảy nở. Đôi khi ta cảm nhận được cả tiếng chồi non đang bật mầm trong lớp vỏ đầy sương mù cuối năm hay tiếng rì rầm rất nhẹ, rất khẽ của những cơn mưa phùn ẩm ướt mang đẫm hơi thở mùa xuân.

Riêng tôi, chiều ba mươi Tết năm nào cũng thấy nao nao trong lòng, cũng buồn, cũng vui, bâng khuâng và một chút nuối tiếc. Một việc tôi rất thích là tự tay mua, trang trí và cắm vào bình những bông hoa tươi nhiều màu sắc trong ngày cuối năm. Ngoài trang trí quất cây và hoa đào phai truyền thống, thì việc chọn lựa những bình hoa đa dạng nhiều màu sắc cũng là mot lựa chọn rất tuyệt của ngững người yêu hoa.

Hoa cúc vàng rực, hoa hồng thơm, hoa ly vàng hay tím, hoa violet tím, đặc biệt là hoa thược dược các màu cũng tất tuyệt vời vì vẻ đẹp truyền thống mà không cũ, cảm xúc tươi mới về hương sắc mùa xuan rực rỡ và tinh khiết, nồng nàn và đắm say đang sáng bừng lên trên bàn thờ hay trong phòng khách của mỗi gia đình. Khi ta tự tay cắm hoa vào bình và dâng lên bàn thờ tổ tiên, cha mẹ là lòng ta vui lên rất nhiều khi tin rằng người đi xa đã cảm nhận được thứ hương hoa của đất trời...

Mùi khói nhang thơm nồng của chiều cuối năm vào lúc này đang lan toả trong những nếp nhà và trong những căn hộ chung cư nơi thành phố. Bâng khuâng lắm ai ơi, chiều ba mươi Tết đang đến và năm con chuột đã cận kề!

Nhà văn Phạm Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động