Bạn sẽ làm gì khi biết con đồng tính?
Học sinh đồng tính bị kỳ thị, nói xấu, cô lập tại trường học | |
Câu chuyện đẫm nước mắt của bà mẹ có con đồng tính |
Một buổi tối, gió mùa lạnh lẽo thổi vào từng song cửa, sau bữa cơm có tiếng gõ cửa. Lạnh quá, chắc mấy đứa sinh viên thuê trọ lại đi học về muộn và quên mang theo chìa khóa cửa sau, tôi bực bội. Bọn trẻ đoảng lắm, sống cũng bừa bãi không ngăn nắp, giờ giấc cũng lộn xộn, nói năng toàn những ngôn ngữ mà người lớn phải nhăn mặt. Từ ngày quyết định cho thuê 4 căn phòng trên tầng 3, tôi phải chịu cảnh phiền phức với chúng. Tuy nhiên món tiền cho thuê nhà cũng đủ để dành dụm cho con trai tôi sau này có thể học hành.
Cốc cốc, tiếng gõ cửa lại tiếp tục vang lên, tôi tính mở cửa rồi sạc cho chúng một trận vì cái tội đểnh đoảng. Cửa mở, đứng trước mặt tôi không phải là mấy đứa sinh viên thuê trọ mà là một cậu sinh viên gầy nhẳng, da trắng và có đôi mắt ướt át. Nó đứng co ro trong cái lạnh, trên vai là cái ba lô to như nuốt chửng cả người. Môi nó tím tái, run rẩy. Nó nói: “Con muốn thuê trọ, má còn phòng không?”. Thằng bé là người miền nam, giọng nói của nó ngọt và lễ phép. Tôi bảo nó vào nhà. Nó không vào mà hỏi tôi: “Con là người đồng tính, má có cho con thuê nhà không? Con đã bị đuổi khỏi 3 nhà trọ chỉ vì bị phát hiện đồng tính”. Tôi nhìn vào mắt nó, thấy như da diết, như hoảng loạn, như thất vọng, như lạc lõng, môi nó run bần bật. Nhưng tôi phải khựng lại. Cho pê đê thuê nhà ư? Nếu những đứa khác biết có thể chúng sẽ dọn đi hoặc tôi không thể cho thuê những căn còn lại. Hơn nữa, tôi không muốn nghe bọn trẻ xì xào rằng nhà tôi có pê đê ở trọ. Tôi nói với nó: “Cậu đi chỗ khác thuê đi” rồi lạnh lùng quay vào.
Con trai tôi, khi đó 6 tuổi, nó níu lấy gấu áo tôi hỏi: “Sao lại không hả mẹ, mẹ cho anh ấy vào đi”. Tôi đóng cửa lại, dắt thằng bé vào nhà và ôm nó. Tôi không thể giải thích cho con tôi hiểu pê đê là gì nên tìm cách đánh lạc hướng thằng bé bằng cách trêu đùa nó. Tôi quên ngay chuyện một cậu bé đồng tính vừa đến thuê nhà.
Nhiều năm sau, khi con tôi học lớp 9, nó bị đánh ở trường, cô giáo của thằng bé đã gọi tôi lên nói chuyện và xin lỗi. Thật ra con tôi luôn bị bạn bắt nạt và thằng bé nhiều lần bị đánh. Có lần nó sợ đến mức trốn học không đến trường. Tôi đã bảo con phải tự bảo vệ mình, phải cương quyết và phản công lại, không nên để cho bạn bắt nạt mãi, nhưng thằng bé quả thật rất yếu đuối. Tôi rất xót xa mỗi lần con bị bắt nạt và thường làm ầm mọi chuyện lên với ban giám hiệu nhà trường.
Lần này thì khác, chồng tôi chì chiết nó vì cái tội hèn hạ, không dám phản ứng khi bị bắt nạt. Vì xót con nên chồng tôi rất bực tức, thậm chí còn lấy thước kẻ vụt thằng bé thêm hai cái. Nó vẫn lặng thinh, cái cách phản ứng của nó khiến tôi kiên nhẫn đến mấy cũng phải bực mình.
Cuối cùng nó hỏi: “Bố mẹ có biết vì sao con bị bắt nạt không?”. “Vì mày hèn”. Chồng tôi giận dữ. “Không phải thế, vì con là pê đê, bị kỳ thị ở lớp, chúng nó luôn kiếm cớ trêu trọc, con tức giận thì bị đánh”. Sau lời thú nhận này, khuôn mặt thằng bé dãn ra như thể nó vừa trút được ghánh nặng, còn vợ chồng tôi thì bàng hoàng, không tin nổi những gì vừa nghe.
Chồng tôi nghe xong thì cầm cả cái chén đập xuống sàn nhà vỡ tan khiến cho hai mẹ con giật nảy mình. Chồng tôi bảo thằng bé rồ dại, đang nhiên lại nhận mình là pê đê rồi ra sức mắng thằng bé. Thằng bé chạy vào phòng đóng chặt cửa lại, chồng tôi bỏ đi uống rượu, còn tôi thì đứng ngồi không yên.
Tối hôm ấy, con tôi chỉ ra khỏi phòng để ăn cơm rồi lại trốn trong phòng. Không khí cả gia đình nặng nề, u ám. Cả đêm, chồng tôi luôn bác bỏ những thắc mắc của tôi về chuyện của con, hoặc anh không dám thừa nhận đó là sự thật, con mình bị pê đê. Nhưng sáng hôm sau, con tôi đã biến mất. Nó mang theo cái ba lô to nhất rồi ra đi.
Chúng tôi không còn cơ hội để an ủi thằng bé, chồng tôi cũng không còn cơ hội để xin lỗi thằng bé vì đã đánh nó… Khi tìm thấy cuốn nhật ký của con, tôi mới biết cuộc sống của nó ngập tràn những điều day dứt.
Giá như khi nghe con thú nhận, chúng tôi có cách xử sự khác hơn. Giá như tôi tỏ thái độ bình thường khi nó thú nhận, giá như tôi bảo với nó rằng đồng tính chỉ là một giới tính, như nam hoặc nữ vậy, giá như tôi ôm nó vào lòng, giá như tôi trò chuyện…
Ngày tháng trôi đi, không khi nào tôi quên hối hận vì năm xưa đã không cho cậu bé “pê đê” thuê trọ. Tôi tưởng tượng con tôi cũng sẽ bị những cánh cửa đóng sầm lại trước mắt như thế khi nó đang ở ngoài kia, lang thang với những giông gió cuộc đời.
Giờ đây, căn gác tầng 3 tôi cho thuê đều là những sinh viên đồng tính. Tôi bảo với chúng, nếu có ai kỳ thị các con, hãy đến đây với mẹ.
Quỳnh Nga
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54