Bài thuốc chữa chứng tiểu liên tục
Khổ vì suốt ngày “mót tiểu”
Ông Tuệ chỉ là một trong số khá nhiều người bị chứng rối loạn tiểu tiện, mỗi ngày đi tiểu cả 30 lần gây mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà không tìm ra nguyên nhân. Song nhờ phương thuốc bổ thận, cố tinh, chỉ niệu của ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 đã được chữa khỏi hoàn toàn. Đó là trường hợp của ông Nguyễn Thành Chung (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) tự nhiên bị chứng đi tiểu mỗi đêm 7 – 10 lần gây mất ngủ. Siêu âm tiền liệt tuyến không to, không bị tiểu đường hay sỏi tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu bình thường... sau 1 đợt trị liệu uống 15 thang thuốc ông đã khỏi bệnh.
Nỗi thống khổ này không chỉ xảy ra ở nam giới, mà nữ cũng chiếm số lượng không nhỏ. Chị Hoàng Thị Xuân, 33 tuổi (Hoàng Hóa, Thanh Hóa) là trường hợp điển hình. Gặp chúng tôi chị Xuân không giấu nổi niềm vui khi chữa khỏi được căn bệnh “tiểu suốt ngày đêm”. Chị kể: “Tôi không đau lưng, cũng chẳng mắc bệnh gì lạ… vậy mà vẫn cứ đi tiểu liên tục. Trung bình 1 ngày đêm đi tiểu đến 30 lần”. Tình trạng này khiến chị Xuân mất ngủ, sức khỏe suy giảm nên ngày đi làm cứ vật vờ như người nghiện. Thậm chí từ ngày mắc bệnh chị không dám đi đâu xa. Chị đã khám và chữa nhiều nơi, nhưng không tìm ra nguyên nhân và bệnh ngày càng nặng. Được người quen mách chị ra Hà Nội tìm đến BS Toàn. Chị được chẩn đoán bị chứng tiểu pín, do thấp nhiệt khiến thận hư gây nên. Sau 1 tháng uống 30 thang thuốc chị đã khỏi bệnh.
Lý giải chứng tiểu suốt ngày đêm này, ThS Toàn cho biết, nước tiểu được bài tiết ra ở thận, theo hai đường niệu quản (niệu quản phải và niệu quản trái) được đưa tới chứa ở bàng quang. Bình thường, bàng quang giống như một túi cơ có tác dụng chứa nước tiểu, dung tích của nó ở người trưởng thành vào khoảng 300-400 ml. Khi bàng quang đầy sẽ kích thích cơ thể gây nên phản xạ đi tiểu. Tuy vậy, việc đi tiểu còn được điều hòa bởi hệ thần kinh của con người. Ví dụ bàng quang đã đầy nước tiểu nhưng con người có thể nhịn trong một thời gian nhất định nào đó như buồn tiểu lúc ở đám đông hoặc đang đi dạo phố mà chưa tìm thấy nhà vệ sinh... Khi ngủ, tốc độ lọc nước tiểu ở cầu thận và sự kích thích co bóp ở bàng quang cũng giảm hơn khi chúng ta hoạt động. Vì vậy, chúng ta có giấc ngủ dài và không phải tỉnh dậy đi tiểu ban đêm. Hiện tượng tiểu đêm để lại những ảnh hưởng xấu như ngủ gà ngủ gật vào ban ngày; làm ảnh hưởng đến các hoạt động và chất lượng cuộc sống. Thậm chí, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiểu đêm là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác dẫn tới tử vong, nhất là ở người cao tuổi.
55634
Bổ khí, làm vững bàng quang
ThS Toàn nhấn mạnh, đi tiểu do phản xạ của bàng quang nhưng thực tế, bệnh không chỉ xuất phát ở bàng quang. Thống kê cho thấy có khoảng 5-15 % người ở độ tuổi 20-50 đi tiểu 2 lần một đêm, ở độ tuổi từ 50-70 tỉ lệ này khoảng 20- 30%, và khoảng trên 50% ở những người có độ tuổi từ 70 trở lên. Nghiên cứu cho thấy, chứng tiểu đêm ở phụ nữ thường liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung…Ở nam giới, chứng tiểu đêm thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt…Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung dẫn đến chứng tiểu đêm như: Do các bệnh lý tại đường tiết niệu, do sử dụng các thuốc lợi niệu, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc hoặc mắc các bệnh lý mãn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ...Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc bệnh không tìm ra nguyên nhân như trên.
Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do thận dương hư yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên. Vì vậy, việc điều trị, nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nếu chứng trạng nhẹ, biểu hiện thận dương hư không rõ lắm, thường gặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian ngắn, nói chung trách cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp.
Ths Hoàng Khánh Toàn nhấn mạnh, thuốc phải tuân thủ đúng nguyên tắc cấu trúc quân - thần - tá - sứ của y học cổ truyền, nghĩa là dù cấu trúc bởi nhiều hay ít dược liệu nhưng phải có đủ vị thuốc chính quyết định công dụng của sản phẩm (quân), vị thuốc hỗ trợ vị quân (thần), vị thuốc có tác dụng giải quyết một vài triệu chứng nào đó (tá) và vị thuốc có công năng dẫn và điều hòa các vị thuốc. Dù sản phẩm được bào chế dưới bất cứ dạng thuốc cổ truyền hay hiện đại, nguyên tắc này vẫn phải được tôn trọng. Ths Toàn cũng cho biết thêm, nói vậy nhưng chữa trị không hề đơn giản, bởi với Đông y tìm ra căn nguyên gây bệnh trên cơ sở đó trị bệnh tận gốc và bồi bổ các cơ quan liên quan mạnh lên thì mới khỏi được bệnh. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và tài năng chẩn trị, gia giảm thuốc của bác sĩ trên mỗi cơ thể người bệnh. Cách điều trị của Ths Toàn là dùng các vị thuốc bổ thận, cố tinh, chỉ niệu, trong đó đặc biệt lưu ý các vị như: nhục quế, sà sàng tử, ích chí nhân, sơn thù, kim anh tử, khiếm thực...
Ths Hoàng Khánh Toàn chỉ ra một số cách phòng tránh chứng tiểu đêm: Cần hạn chế uống nước vào buổi tối, trong đó có cả việc giảm ăn canh vào bữa cơm chiều, nhất là các loại canh nấu bằng những thứ rau có tính chất lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu... Chú ý tiểu tiện trước khi đi ngủ, khám và điều trị triệt để các bệnh do nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý mạn tính khác như tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản…Thức ăn nên sử dụng thường xuyên là thịt thỏ, bào ngư, hàu, bầu dục lợn, bàng quang lợn. |
Thúy Nga - Phương Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51