Bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Ngày 23/2, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm "Bài học kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế". Các chuyên gia kinh tế cho rằng có nhiều bài học được rút ra từ vụ đấu giá đất thủ thiêm.
Tại buổi toạ đàm, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều. Khi giá khởi điểm và giá nhà đầu tư đấu giá trúng tăng gấp 8,3 lần ở mức 24.500 tỉ đồng. Mức này được các chuyên gia đánh giá là quá cao so với các khu vực đô thị trung tâm.
“Tọa đàm thảo luận nhiều vấn đề và các chuyên gia sẽ đề xuất liên quan đến thể chế, quy định trong đấu giá quyền sử dụng đất. Việc đưa giá đất lên cao có tác hại gì với mặt bằng giá đất của thành phố, ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở”, ông Ngân cho biết.
Toàn cảnh toạ đàm "Bài học kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế". |
Ông Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam cho rằng, các doanh nghiệp trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua đã cho một bài học, nhưng là một bài học tốt. Để các nhà quản lý có biện pháp xử lý, giải quyết những trường hợp tương tự.
“Mặt bằng giá bất động sản của chúng ta hiện có vấn đề khi giá nào cũng mua, chúng ta để nhà đầu tư chưa trong sáng dẫn dắt thị trường thì không tốt, mà phải có sự điều tiết của Nhà nước”, ông Hải nói.
Về vấn đề quy hoạch, ông Hải cho rằng Thủ Thiêm là nơi có quy hoạch rất tốt, trên từng lô đất các chỉ tiêu đều có, có chức năng, chiều cao và nhà đầu tư cũng nắm rất rõ vấn đề này khi tham gia đấu giá, nên không có chuyện mù mờ thông tin hay thay đổi.
"Có thể thấy, chúng ta chưa có kinh nghiệm trong chuyện này nên khi nhà đầu tư dễ lợi dụng, họ lợi dụng tâm lý bầy đàn, nhiều khi mọi người mua đất với bất cứ giá nào. Nhà đầu tư rất thông minh, họ nhìn nhận pháp luật để làm không sai", ông Hải nói.
Theo ông Hải, không nên suy diễn là doanh nghiệp có lỗi khi chưa có bằng chứng, đơn giản là khi chúng ta sơ hở thì họ tận dụng và đó là lỗi chúng ta. "Việc họ đấu giá được và bỏ cọc, tôi nghĩ họ đã lên kịch bản và cũng dự tính đương đầu với mọi tình huống, thậm chí cả những thông tin bất lợi cho họ cũng đều được tính toán", ông Hải nói.
Thạc sĩ Nguyễn Thế Phượng cho rằng, năng lực tài chính của 4 doanh nghiệp trúng đấu giá có vấn đề. |
Thạc sĩ Nguyễn Thế Phượng, Chuyên gia thẩm định giá cho biết, qua vụ đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua có thể phản ánh năng lực tài chính của 4 doanh nghiệp trúng đấu giá có vấn đề. Khi đến nay đã có 2 doanh nghiệp bỏ cọc và 2 doanh nghiệp chưa nộp tiền sử dụng đất.
“Một nhà cho các doanh nghiệp vay họ có đầy đủ đầu óc thông minh thì chỉ cho vay khi doanh nghiệp có đủ năng lực để trả nợ. Như đơn vị thứ hai bỏ cọc, vốn 200 tỷ nhưng trúng đấu giá 5.000 tỷ, chúng ta thấy họ có vấn đề về năng lực tài chính”, ông Phượng nói.
Ông Phượng cũng cho biết, nếu doanh nghiệp bỏ cọc thì cần phải có cơ chế xử lý, nếu chỉ có thu cọc thì vẫn chưa đủ. “Điển hình như Tân Hoàng Minh bỏ cọc ở Thủ Thiêm không phải là lần đầu, doanh nghiệp này đã từng bỏ cọc ở khu đất Lê Duẩn, nên nhà nước cần phải có chế tài xử lý”, ông Phượng cho hay.
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cần phải hoàn thiện luật pháp liên quán đến đấu giá đất. Cơ quan chức năng cần đánh giá dự án nhà đầu tư để xét duyệt trước khi đấu giá, tránh tình trạng như ở Thủ Thiêm là một doanh nghiệp mới thành lập 2 tháng đã tham gia đấu giá.
Ông Châu cho biết, Sở Tư pháp báo cáo Trung ương và khẳng định thành phố Hồ Chí Minh làm đúng luật đấu giá khi căn cứ luật điều 41 của luật này để tổ chức đấu giá đất ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên, Điều 41 luật đấu giá tài sản nên áp dụng cho tài sản đơn lẻ chứ không phải dành cho phát triển dự án.
Ông Châu cho rằng, Điều 42 thì quy định trả giá bằng bỏ phiếu trực tiếp, Điều 43 thì quy định bỏ phiếu gián tiếp. Vì vậy, thực hiện đấu giá theo Điều 42 và 43 phù hợp hơn đối với đấu giá đất là dự án bất động sản làm dự án.
Bên cạnh đó, ông Châu cho rằng cuộc đấu giá đất vừa qua khiến thành phố mất rất nhiều. Giá đất được đẩy lên, một công đất ở tỉnh chưa chắc bằng 1m2 đất ở Sài Gòn, tác hại về mặt kinh tế là không nhỏ. Ông Châu đề nghị vận dụng luật đấu thầu, trước là đánh giá đề xuất dự án đầu tư của nhà đầu tư để lựa chọn nhà đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Thị trường 23/01/2025 16:07
Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn
Bất động sản 19/01/2025 17:56
Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán
Thị trường 18/01/2025 20:45
Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai
Thị trường 12/01/2025 17:36
Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư
Thị trường 09/01/2025 18:11
UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm
Bất động sản 09/01/2025 14:38
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững
Thị trường 26/12/2024 20:39
Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?
Thị trường 26/12/2024 17:08
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
Thị trường 15/12/2024 16:51
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội
Thị trường 12/12/2024 17:42