-->

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Vừa qua, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lấy ý kiến. Một tầm nhìn mới đang dần hình thành khi biến khu vực bãi giữa sông Hồng thành không gian công viên văn hóa sáng tạo, hướng tới một trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng Đánh thức “viên ngọc” của Thủ đô

Sông Hồng không chỉ là một biểu tượng địa lý mà còn là một phần linh hồn của Hà Nội. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dòng sông mẹ đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của Thủ đô, trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, tiềm năng to lớn của không gian sông Hồng vẫn chưa được khai thác đúng mức.

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội
Khu vực bãi sông Hồng có thể trở thành mô hình phát triển công nghiệp văn hóa cho Hà Nội trong tương lai.

Tại Chương III, Điều 9, mục 1, phần a) của dự thảo có quy định: "Thực hiện dự án đầu tư công có sử dụng đất để xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại khu vực bãi sông, bãi giữa sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa theo quy hoạch được phê duyệt". Điều này không chỉ phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2011, mà còn đáp ứng nguyện vọng của người dân về một không gian văn hóa sông Hồng đã được mong đợi từ lâu.

Tiến sĩ Lê Thị Việt Hà, giảng viên Bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đánh giá cao dự thảo này và cho rằng việc phát triển không gian sáng tạo dựa trên tiềm năng sông Hồng sẽ mang lại giá trị đáng kể cho Thủ đô.

Là người từng tu nghiệp tại Hàn Quốc, TS. Lê Thị Việt Hà dẫn chứng một ví dụ điển hình về cách người Hàn Quốc đã biến một dòng suối bị chôn vùi thành điểm du lịch nổi tiếng: "Cheonggyecheon vốn là một dòng suối dài gần 6km chảy qua trung tâm Seoul, từng bị chôn lấp dưới lớp bê tông suốt gần 50 năm để xây dựng đường cao tốc Cheonggye phía trên, xung quanh là những khu nhà tồi tàn... nhưng người Hàn Quốc đã "hồi sinh" nó một cách thần kỳ. Hiện nay, nơi đây đã trở thành điểm du lịch xanh lý tưởng và là biểu tượng của thủ đô Seoul".

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội
Nhóm Think Play Ground (Nghĩ về sân chơi trong thành phố) cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm cải tạo và tạo trải nghiệm cho cộng đồng về khu vực này.

"Ở các nước phát triển, không gian sáng tạo đóng vai trò rất lớn trong việc tạo dựng bản sắc đô thị và mang lại nguồn lợi không nhỏ. Người Hàn Quốc rất giỏi trong "văn hoá hoá kinh doanh" và 'kinh doanh hoá văn hoá". Công nghiệp văn hoá là viên gạch nền tảng của kinh tế sáng tạo. Khai thác giá trị không gian sáng tạo là một bước đi hiệu quả và đầy tiềm năng ở Hàn Quốc", TS. Lê Thị Việt Hà chia sẻ.

Khu vực bãi giữa sông Hồng có nhiều tiềm năng tương tự. Đây là nơi có đặc điểm sinh học đa dạng, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên độc đáo với sự chuyển tiếp giữa không gian thiên nhiên, mặt nước, cây xanh tự nhiên và không gian đô thị. Khu vực này có cốt cao nên không bị ngập lụt, cây xanh và hệ thực vật tồn tại lâu dài xen kẽ với ruộng rau của người dân ven sông. Đây là cơ hội tăng diện tích xanh cho thành phố và tạo điều kiện để người dân Thủ đô kết nối với thiên nhiên.

Hiện nay, bãi giữa sông Hồng đang được người dân sử dụng chủ yếu cho mục đích nông nghiệp, bên cạnh một số hoạt động khác như cắm trại, nghỉ dưỡng, vui chơi thể thao. Các tổ chức xã hội như mạng lưới "Vì một Hà Nội đáng sống", nhóm Think Play Ground (Nghĩ về sân chơi trong thành phố) cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm cải tạo và tạo trải nghiệm cho cộng đồng về khu vực này.

Tuy nhiên, để phát triển khu vực bãi giữa sông Hồng thành trung tâm công nghiệp văn hóa, vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường tại khu vực này còn tồn tại nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, những đề xuất về việc xây dựng các công trình dịch vụ tiện ích, các công trình văn hóa nghệ thuật còn gặp nhiều vướng mắc về quy định sử dụng bãi sông trong Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

TS. Lê Thị Việt Hà cũng gợi ý mô hình làng cổ Bukchon Hanok và làng dân tộc Namsan Hanok ở Seoul - vốn là nơi sinh sống của các quan lại, quý tộc từ thời Joseon, nay đã trở thành điểm du lịch hút khách: "Trong những ngôi nhà ở các làng này, người dân cùng chính quyền địa phương bảo tồn nhà cửa, làm dịch vụ du lịch rất tốt, khiến cho bất cứ du khách nào đi tour Seoul cũng phải ghé qua một lần. Như vậy có thể nói, phát triển không gian sáng tạo đã mang lại sinh kế cho người dân".

Để hiện thực hóa tầm nhìn về một trung tâm công nghiệp văn hóa tại khu vực bãi giữa sông Hồng, cần có sự chung tay của nhiều bên liên quan từ các nhà hoạch định chính sách, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu kinh tế, văn hóa đến cộng đồng dân cư địa phương. Đặc biệt cần có một quy hoạch đặc thù để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc phát triển khu vực này.

Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa là một bước đi quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để hiện thực hóa ước mơ về một không gian văn hóa sáng tạo trên nền tảng sông Hồng. Hy vọng rằng, dự thảo này sẽ sớm nhận được sự đồng thuận của các cấp chính quyền và người dân để Hà Nội có thể từng bước xây dựng một trung tâm công nghiệp văn hóa xứng tầm, lấy sông Hồng làm điểm tựa.

Hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao đang phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng về dự thảo Nghị quyết trên cổng thông tin điện tử của Thành phố. Tất cả các ý kiến đóng góp sẽ được tổng hợp để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua.

Dự kiến sau khi được thông qua, Nghị quyết này sẽ tạo ra một làn sóng mới trong phát triển công nghiệp văn hóa tại Thủ đô, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo", đồng thời đưa văn hóa trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thầm lặng góp sức làm nên thành công mùa giải

Thầm lặng góp sức làm nên thành công mùa giải

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã bước vào những vòng đấu gay cấn nhất. Nhưng phía sau những trận cầu kịch tính, sau ánh hào quang chiến thắng, còn có những người lặng lẽ góp sức - những “người hùng thầm lặng” góp phần làm nên thành công của giải đấu.
Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng

Theo ghi nhận, tại thời điểm 14h30 hôm nay (14/4), các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 105 - 107,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1 triệu đồng ở chiều bán ra so với sáng nay. Đây là mức giá kỷ lục của vàng miếng từ trước đến nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Nghệ An: Rơi lan can trường học khiến học sinh bị thương

Nghệ An: Rơi lan can trường học khiến học sinh bị thương

Khoảng 9h30 sáng 14/4, một đoạn lan can inox tầng 4 của Trường Thực hành Sư phạm (thuộc Đại học Vinh) bất ngờ rơi xuống sân, trúng ba nữ sinh đang chơi bên dưới, khiến một em phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 thu hút sự tham gia của 37 đội (tăng 3 đội so với lần tổ chức đầu tiên vào năm 2023).

Tin khác

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Tính năng biến ảnh cá nhân thành mô hình đồ chơi bằng Chat GPT đã gây sốt trên mạng xã hội suốt những ngày qua. Tuy thế, người dùng cần cẩn trọng và cân nhắc trước khi tải ảnh và các thông tin cá nhân của mình lên các mô hình trí tuệ nhân tạo, bởi nhiều nguy cơ có thể sẽ xảy ra mà bạn không lường trước được.
Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" do Chủ tịch nước truy tặng cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” được tổ chức vào 20h10 ngày 22/4/2025 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, tiếp sóng trên các kênh truyền hình Trung ương, địa phương và phát trực tuyến trên các nền tảng truyền thông internet.
Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Chiều 9/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp báo công bố chương trình Lễ hội Làng Sen 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, gắn với khánh thành Tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” và quảng bá tour du lịch “Về quê Bác”.
Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Ngày 9/4, tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra chương trình giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển cách đây hơn 5 thế kỷ, lễ hội chùa Phúc Sơn là ngày hội truyền thống của người dân xã Hải Trung (huyện Hải Hậu, Nam Định). Đây là ngày hội văn hóa gắn liền với Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian bản địa và tưởng nhớ tứ tổ đã khai sáng vùng đất Quần Anh xưa (nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu).
Nắng đầu mùa

Nắng đầu mùa

Sớm cuối tuần, tôi tự cho phép mình ngủ thêm một chút. Khi tỉnh giấc, giọt nắng đầu mùa tinh nghịch lọt qua khe rèm, soi lấp lánh trên chiếc gương trang điểm. Tôi bước ra, mở cửa ban-công nhìn xuống phố. Ô kìa, nắng đầu mùa đang chan hòa trên vạn vật.
Xem thêm
Phiên bản di động