Bài cuối: Từng bước hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật
Để hiểu thêm về những hoạt động cụ thể các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai trong thời gian qua, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.
Ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố phát biểu tại cuộc giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô tổ chức |
Phóng viên: Thưa ông, xin ông cho biết tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức lao động Thủ đô?
- Ông Lê Đình Hùng: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, trực tiếp góp phần củng cố các chuẩn mực đạo đức, xây dựng niềm tin, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của mọi công dân, đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là bước đầu tiên của quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống, tiền đề giúp mọi người trong xã hội thực hiện phương châm “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Việc tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và nhân dân Thủ đô thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, trong đó có tổ chức Công đoàn. Đây cũng là một trong ba chức năng, nhiệm vụ chính của tổ chức Công đoàn.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho công nhân, viên chức, lao động tôi cho là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, cần được thực hiện thường xuyên như một giải pháp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Đây cũng được coi là vấn đề quan trọng, quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm của các đơn vị, qua đó, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời góp phần tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, giữ gìn trật tự, an ninh trên địa bàn Thủ đô.
Phóng viên: Với những ý nghĩa, tầm quan trọng như trên đã phân tích. Vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, viên chức, lao động đã được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và các cấp Công đoàn Thủ đô triển khai thực hiện như thế nào trong những năm qua, thưa ông?
- Ông Lê Đình Hùng: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban ngành, đoàn thể cố gắng nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp từ nội dung đến hình thức.
Điển hình như về nội dung, được tuyên truyền, phổ biến tới từng nhóm đối tượng cụ thể, phù hợp với nhiệm vụ, địa bàn khác nhau, trong đó chú trọng tuyên truyền các văn bản luật liên quan trực tiếp đến các quyền, nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước, người lao động và doanh nghiệp.
Từ trái qua phải: Các chuyên gia đến từ Sở Nội vụ thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và Bảo hiểm xã hội Hà Nội tham gia giải đáp tại cuộc giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây tổ chức |
Được sự hỗ trợ kinh phí từ Ủy ban nhân dân Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân Thành phố, các Sở ngành như Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố, Sở Y tế... tổ chức trên 1.000 lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao trình độ nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho 300.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Các cấp Công đoàn Thủ đô đã phối hợp tổ chức 34.976 cuộc tuyên truyền về Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, Luật Phòng chống HIV/AIDS, Luật An toàn vệ sinh lao động... tới đội ngũ công nhân, viên chức, lao động.
Công tác tư vấn pháp luật được các cấp Công đoàn quan tâm, thông qua hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội và các Tổ Tư vấn pháp luật các cấp Công đoàn. Qua đó, đã tổ chức trên 700 cuộc tư vấn pháp luật cho 120.000 lượt đoàn viên, người lao động.
Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động thành phố đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động các quận, huyện, Công đoàn ngành phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức hàng chục cuộc toạ đàm, giao lưu trực tuyến cho hàng nghìn lượt đoàn viên, công đoàn về các chế độ, chính sách có liên quan; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động.
Phóng viên: Thưa ông, để đạt được hiệu quả cao, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất cần những cách làm cụ thể, hay và sáng tạo. Vậy, trên thực tế, đã có những mô hình nào được nhân rộng?
- Ông Lê Đình Hùng: Có thể thấy, về hình thức, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngày càng đa dạng thông qua các hội nghị chuyên đề, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, giao lưu tọa đàm trực tuyến, tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tủ sách pháp luật tại các đơn vị, doanh nghiệp…
Trong đó, kể từ năm 2010, báo Lao động Thủ đô - cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động Thành phố đã dần hình thành một kênh phổ biến kiến thức pháp luật rất hiệu quả, hữu ích thông qua việc tổ chức các cuộc đối thoại, giao lưu trực tiếp với công nhân, viên chức, lao động; và được truyền trực tuyến trên báo Lao động Thủ đô điện tử. Chúng tôi nhận thấy, kênh phổ biến kiến thức pháp luật này rất sáng tạo, hiệu quả, gần gũi, dễ hiểu, không nhàm chán đối với người tham dự, do cách truyền tải thông tin hỏi và đáp vào những vấn đề cụ thể.
Trực tiếp tham dự nhiều cuộc giao lưu trực tuyến, tôi nhận thấy cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã rất sôi nổi đặt các câu hỏi là những tình huống, khúc mắc trong đời sống hàng ngày mà họ hoặc người thân của họ gặp phải khi áp dụng các điều luật, nhất là các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động như: Chế độ tiền lương, thưởng, nghỉ thai sản, ốm đau, tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, chế độ trợ cấp, nghỉ phép, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hưởng bảo hiểm xã hội… Họ đã được các chuyên gia của chương trình, cũng là những nhà quản lý, luật sư, những nhà hoạch định và triển khai chính sách, rất am hiểu về pháp luật và các lĩnh vực xã hội giải đáp, trả lời cặn kẽ.
Trong tất cả các buổi giao lưu trực tuyến, phóng viên Bảo Duy (trái ảnh) với vai trò là người dẫn chương trình đã trực tiếp gợi mở những điểm mới của Luật, thực thi chính sách để kết nối ý kiến, băn khoăn từ người lao động đến với các chuyên gia |
Thực tế, thời gian vừa qua cũng còn nhiều người lao động còn chưa hiểu hết quyền nghĩa vụ của mình; nhiều người sử dụng lao động, thủ trưởng các đơn vị chưa hiểu hết và chưa hiểu đúng về chính sách. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến pháp luật cũng có thể là chưa đúng hoặc sai, dẫn đến tình trạng xảy ra các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề xuất làm phức tạp thêm tình hình ở các địa phương và đặc biệt vấn đề dân chủ ở các địa phương cũng chưa được cải thiện.
Tôi ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, phóng viên báo Lao động Thủ đô trong thời gian qua cùng sự tích cực, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn tổ chức tốt các buổi giao lưu trực tuyến nhằm trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tọa đàm trực tuyến hiệu quả bởi không chỉ phổ biến pháp luật tại chỗ cho các đại biểu tham dự, mà còn phổ biến kiến thức pháp luật được tới đông đảo bạn đọc Thủ đô và cả nước thông qua hình thức truyền trực tuyến trên báo Lao động Thủ đô điện tử.
Điều đáng mừng là sau các cuộc tọa đàm trực tuyến do báo Lao động Thủ đô tổ chức, đã có những thay đổi căn bản theo chiều tích cực về nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Thủ đô trong việc thực thi tốt chính sách pháp luật cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho bản thân. Tình hình đình công, lãn công, khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật nói chung đã giảm, an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo, qua đó góp phần xây dựng mối quan hệ hài hòa với doanh nghiệp.
Đặc biệt, lãnh đạo các cấp, các ngành, các đơn vị tại cơ sở cũng ngày càng quan tâm về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Minh chứng là mỗi năm số cuộc giao lưu trực tuyến tăng dần. Từ năm 2010 chỉ phối hợp tổ chức 2 cuộc thì đến năm 2020, hiện tại đã tổ chức được 12 cuộc và từ nay đến cuối năm vẫn còn thêm các cuộc khác nữa.
Thời gian tới, Liên đoàn Lao động Thành phố sẽ chỉ đạo, quan tâm sát sao hơn nữa để những cuộc giao lưu trực tuyến này thực sự là diễn đàn, nơi người lao động được lắng nghe, được trao đổi để biết và thực thi đúng chính sách, quy định mới về pháp luật, từ đó hiểu rõ hơn về quyền lợi, thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình, cũng như có thể tự bảo vệ mình khi tham gia quan hệ lao động. Quan trọng hơn, thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, từng bước hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của mọi công dân.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Góp phần xây dựng chính sách và quản lý chính sách hiệu quả hơn. Thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phối hợp hiệu quả với Bảo hiểm xã hội thành phố trong việc tuyên truyền về chế độ, chính sách, những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách tới cơ sở và người lao động. Đặc biệt, báo Lao động Thủ đô đã chú trọng truyền thông trực tiếp tới các doanh nghiệp có đông công nhân lao động; đồng thời được mở rộng đến tất cả đối tượng tham gia thông qua báo Lao động Thủ đô điện tử. Thực tế, qua các buổi giao lưu cho thấy, người lao động còn rất nhiều vướng mắc vì chưa hiểu hết về các thủ tục, chính sách khi tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động không biết rằng họ được hưởng những quyền lợi gì, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là gì, mà phần lớn họ đang bị phụ thuộc vào sự hướng dẫn của chủ sử dụng lao động. Các buổi tuyên truyền trực tuyến do các cấp Công đoàn và báo tổ chức đã chú trọng tính tương tác sinh động, hấp dẫn, thực sự là kênh tuyên truyền hiệu quả để trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Đặc biệt, từ những vướng mắc trong thực tế mà đơn vị, người lao động đề cập, cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng có thêm thông tin để kịp thời điều chỉnh, góp phần xây dựng và quản lý chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hiệu quả hơn. Ông Đoàn Tuấn Anh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Phúc Thọ: Mọi đối tượng đều nắm rõ hơn về chính sách pháp luật. Trực tiếp 2 lần tham dự chương trình giao lưu trực tuyến do Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ và báo Lao động Thủ đô phối hợp tổ chức, tôi đánh giá rất cao ý nghĩa và hiệu quả của chương trình. Bởi trên thực tế, công nhân lao động trong các doanh nghiệp, thậm chí kể cả cán bộ, công chức, viên chức ít khi có điều kiện tìm hiểu sâu về các chế độ, chính sách, về pháp luật liên quan quyền lợi của mình, thường chỉ vướng ở đâu, hoặc cần đến đâu mới đi hỏi. Thực tiễn cũng cho thấy, kể cả những người làm công tác chuyên môn tại địa phương, nhiều khi vẫn còn lúng túng và vướng mắc trong việc giải quyết các tình huống của chế độ, chính sách. Do vậy, hình thức triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật do Công đoàn tổ chức rất hiệu quả, thu hút được sự tập trung lắng nghe của nhiều người. Thông qua các nội dung giải đáp trong buổi giao lưu, không chỉ giúp người lao động, mà cả chủ sử dụng lao động, lãnh đạo đơn vị trên địa bàn hiểu sâu sắc hơn về chế độ, chính sách, pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội... Khi mọi đối tượng đều nắm rõ hơn về chính sách pháp luật, mọi người sẽ có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật tốt hơn. |
Bảo Duy - Phương Bùi thực hiện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/01/2025 20:53
Rộn ràng Hội thi gói bánh chưng và bày mâm cỗ, mâm quả ngày Tết
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 21:49
Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết và tặng quà người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 19:57
Ấm áp chợ Tết Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 17:56
Mang những phần quà Tết nghĩa tình đến với đoàn viên Công đoàn quận Long Biên
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 16:21
Trao yêu thương đến người lao động ngành Công Thương qua chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 12:13
“Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” chính thức khởi hành từ hôm nay (21/1)
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 06:01
Nhiều hoạt động chia sẻ với đoàn viên, người lao động
Media 21/01/2025 06:00
LĐLĐ quận Đống Đa trao Quyết định thành lập 3 Công đoàn cơ sở
Vì lợi ích đoàn viên 19/01/2025 20:18
Tết sum vầy ấm áp đến với đoàn viên, người lao động quận Đống Đa
Vì lợi ích đoàn viên 18/01/2025 19:16