--> -->
Xây dựng văn hóa giao thông vì Thủ đô văn minh, hiện đại

Bài cuối: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người

Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa các giá trị văn hóa của cả nước. Hà Nội đã và đang hướng tới một đô thị phát triển, văn minh. Đô thị văn minh thì không thể không xây dựng văn hóa giao thông. Thực tế cũng chỉ ra, để xây dựng văn hóa giao thông thành nền nếp thì cần được đẩy mạnh, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà còn phải được đưa vào nội quy của các cơ quan, đơn vị.
Bài 1: Bức tranh giao thông đa sắc màu Bài 2: Chuyện không của riêng ai! Bài cuối: Kỳ vọng vào những khởi sắc trong hạ tầng giao thông

Mỗi công dân cần góp phần xây dựng văn hóa giao thông, phát huy lối sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông… điều này không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn vì sự an toàn của những người khác.

Bồi đắp văn hóa giao thông

Nói đến nguyên nhân của sự hạn chế về văn hóa giao thông thì có nhiều. Tuy nhiên, tựu chung lại phải kể đến ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông chưa nghiêm. Đây là nguyên nhân chủ quan, đã được chỉ ra, phê phán nhiều lần nhưng vẫn chưa tạo được sự chuyển biến cần thiết.

Dẫn một ví dụ, thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông đã tăng cường "phạt nguội" theo hình ảnh vi phạm được ghi lại qua các camera giám sát giao thông. Riêng ở Hà Nội, danh sách bị "phạt nguội" mỗi tháng lên tới hơn nghìn trường hợp. Đáng buồn là, số vi phạm dường như vẫn được “nối dài”, chưa có xu hướng giảm.

Bài cuối: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người
Tham gia giao thông có văn hóa sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc. Ảnh: Đinh Luyện

Lại một ví dụ khác. Hà Nội đang thí điểm phân làn phương tiện trên đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, tại đây xe máy, thậm chí cả xe đạp vẫn đi sang làn đường dành cho ô tô và ngược lại ô tô cũng sẵn sàng lấn làn đường sát vỉa hè, vốn dành cho xe máy, xe đạp. Kiểu lưu thông “điền vào chỗ trống”, không ai nhường ai này khiến tuyến giao thông sau một thời gian dài thí điểm vẫn lộn xộn.

Đáng lo ngại, hành vi tham gia giao thông lộn xộn có thể thấy ở nhiều tuyến đường, phố chứ không chỉ trên đường Nguyễn Trãi. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông.

Từ 2 ví dụ kể trên cũng có thể thấy, cùng với việc nghiên cứu, tổ chức giao thông hợp lý thì rất cần xây dựng văn hóa giao thông. Đó là ý thức, thái độ của mọi người khi điều khiển phương tiện, là cách thức ứng xử, chấp hành quy định của pháp luật về giao thông, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Trong các hành vi ứng xử, trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội, việc xây dựng văn hóa giao thông hiện tồn tại những khó khăn khách quan nhất định. Dễ thấy, cuộc sống hiện đại có xu hướng gấp gáp chứ không từ tốn, chậm rãi như xưa. Người tham gia giao thông vội vã để đến nơi làm việc.

“Nhịp độ cuộc sống gấp gáp ấy làm người ta vội vàng trong nhiều thứ, từ tư duy, suy nghĩ đến ứng xử đến nói năng và ngay cả trong tham gia giao thông…”, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Dư, chuyên gia giao thông cũng chỉ ra yếu tố mấu chốt dẫn đến tình trạng giao thông “chưa văn hóa”, đó là hạ tầng. Nói cách khác, hiện hạ tầng giao thông Việt Nam nói chung và Thủ đô nói riêng chưa hoàn thiện. Thông thường, một đô thị triệu dân thì hệ thống xe buýt, tàu điện và các phương tiện giao thông công cộng khác cũng phải có quy mô tương ứng, nhưng hiện nay hệ thống này chưa đạt tới mức cần, nên tình trạng chen lấn, ùn tắc và hành vi, lối ứng xử không văn minh của người tham gia giao thông tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi.

Đồng quan điểm này, tại cuộc tọa đàm “Những ứng xử cần tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thông”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội, khẳng định, bên cạnh những nguyên nhân khách quan như hạ tầng giao thông yếu kém, chưa đồng bộ khiến các loại phương tiện phải đi chung một làn đường gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở các đô thị lớn, còn có nguyên nhân chủ quan do nhận thức của người tham gia giao thông chưa cao, dẫn tới những hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.

Bài cuối: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người
Thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông, tuy nhiên vẫn "đuối hơi" so với sự phát triển của phương tiện giao thông cá nhân. Ảnh: Đinh Luyện

Để giải quyết vấn đề này, công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, vai trò và trách nhiệm của các nhà quản lý là không thể thiếu. Tuy nhiên, trước mắt, để giảm tối đa tai nạn, ùn tắc giao thông, rất cần có tinh thần thượng tôn pháp luật và đặc biệt là cần phải giáo dục văn hóa giao thông. Văn hóa giao thông phải được xây dựng từ trong mỗi gia đình, trong nhà trường, đến ngoài xã hội, phải bắt đầu từ mỗi đứa trẻ…

Bắt đầu từ sự nêu gương

Thực tế cho thấy, thời gian qua các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm nâng cao văn hóa giao thông. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là ví dụ. Với vấn đề này, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức hàng loạt hoạt động, kế hoạch nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân. Trong số đó, có thể kể đến chương trình đi bộ kêu gọi hành động: “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”, “Toàn dân đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe máy”; các cuộc thi “Giao thông học đường”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”...

Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch cũng ban hành tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ. Trong đó, có các tiêu chí chung về văn hóa giao thông, bao gồm: Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông; thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh; tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; đi đúng làn đường, phần đường quy định; không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép; tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn; có ý thức xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn...

Bài cuối: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người
Xây dựng văn hoá giao thông trong trường học sẽ góp phần vun bồi và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ngay từ thế hệ trẻ. Ảnh: Đinh Luyện

Tại Hà Nội, một trong những hình thức truyền thông tích cực trên địa bàn Thành phố không thể không kể đến đó là Cuộc thi trắc nghiệm về an toàn giao thông trên internet nằm trong chuỗi chương trình truyền thông “Vì An toàn giao thông Thủ đô”. Cuộc thi được diễn ra hằng năm và luôn được đông đảo học sinh, sinh viên cũng như nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Từ cuộc thi này, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của mọi người đã có những chuyển biến tích cực.

Để kiềm chế, giảm thiểu ùn tắc cũng như tai nạn giao thông, qua đó góp phần xây dựng xã hội văn minh, bên cạnh những giải pháp mạnh tay liên quan đến công việc quản lý, điều tiết phương tiện thì công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm bồi đắp ý thức chấp hành pháp luật, ứng xử văn hóa, trong đó có văn hóa giao thông, qua đó hình thành, bồi đắp nhân cách cao đẹp cho mỗi công dân rất cần được tăng cường, duy trì ở mọi nơi, mọi lúc, trong nhà trường, ngoài xã hội và đặc biệt là từ mỗi gia đình.

Nêu quan điểm về vấn đề này, Nhà văn Nguyễn Văn Học - người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp tổ chức cho biết, để nâng cao ý thức tham gia giao thông cho đối tượng học sinh, điều quan trọng phải bắt nguồn từ bản thân mỗi gia đình.

“Gia đình là tế bào của xã hội. Một xã hội muốn tốt thì mỗi tế bào phải tốt. Việc phụ huynh học sinh không chấp hành luật lệ an toàn giao thông như hành vi không đội mũ bảo hiểm để đưa con em đi học có tác động xấu đến nhận thức của đối tượng này. Thực tế trẻ em như một tờ giấy trắng. Các cháu không chỉ học ở thầy cô, bạn bè, nhà trường mà còn học từ chính những người cha, người mẹ, người thân thiết ở xung quanh. Nếu chúng ta không nghiêm chỉnh chấp hành, thì có thể khiến các cháu thấy việc không đội mũ bảo hiểm là bình thường”, Nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ.

Ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho rằng, bản thân mỗi người đều có thể là một phần giải pháp, là một phần giúp kéo giảm tai nạn. Dẫn chứng điều này, ông Trần Hữu Minh chia sẻ, nếu trong một tổ chức, người đứng đầu quan tâm xây dựng văn hóa giao thông thì ý thức của đội ngũ nhân viên sẽ tốt. Tương tự, nếu bố mẹ là tấm gương sáng trong tuân thủ, chấp hành pháp luật về an toàn giao thông thì con cái cũng sẽ là “hạt giống” tốt.

“Ngoài các cơ quan chức năng thì mỗi tổ chức, cá nhân đều có vai trò, trách nhiệm trong xây dựng văn hóa giao thông, tham gia giao thông an toàn. Mỗi chúng ta đều là một phần của giải pháp. Mỗi người dân hãy trở thành một người tham gia giao thông có văn hóa và có trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để mang đến một xã hội giao thông an toàn”, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhấn mạnh.

Bài cuối: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người
Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ khiến các loại phương tiện phải đi chung một làn đường gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở các đô thị lớn. Ảnh: Đinh Luyện

Ở góc độ nào đó có thể thấy, văn hóa giao thông, bộ mặt giao thông thể hiện sự văn minh của một xã hội. Khi chúng ta ra đường, mọi người có văn hóa nhường nhịn nhau là thể hiện của một xã hội phát triển. Ý thức đó thấm đẫm từ nếp nhà đến nếp trường và đến xã hội, cơ quan mới tạo được văn hóa. Văn hóa ở đây đơn giản chỉ là những thói quen nhường nhịn nhau, giúp đỡ nhau mà còn đi lại có trật tự, tuân thủ pháp luật, tuân thủ quy chế, nội quy.

Thực tế cũng chỉ ra, muốn có một nền văn hóa trong giao thông thì phải tạo văn hóa trong xã hội, văn hóa trong nếp sống của mọi người. Giáo dục ý thức giao thông từ gia đình, nhà trường và người lớn là tấm gương cho trẻ em. Cùng đó, chế tài cần được áp dụng một cách quyết liệt. Nếu mỗi người đều có ý thức, mỗi gia đình đều có ý thức thì chúng ta sẽ gây dựng được văn hóa, văn minh giao thông.

Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” xác định mục tiêu phát triển văn hóa, con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống nghìn năm văn hiến và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đáng chú ý, công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiếp tục được triển khai sâu rộng từ thành phố tới cơ sở... với những cách làm đa dạng, phong phú. Việc xây dựng văn hóa giao thông vì Thủ đô văn minh, hiện đại góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch; từ đó lan tỏa hình ảnh đậm nét về văn hóa, con người Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.
Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Liên đoàn Lao động quận Long Biên, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã chú trọng triển khai hiệu quả công tác xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi từ ngày 8/5.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.

Tin khác

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Những năm gần đây, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới xe buýt, đầu tư đổi mới phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành. Mục tiêu là để nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân tiếp cận xe buýt một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy vậy, để xe buýt trở thành lựa chọn cạnh tranh với phương tiện cá nhân vẫn là bài toán khó, khi phía trước còn nhiều rào cản - trong đó, đáng kể nhất chính là thói quen và tư duy sử dụng phương tiện của người dân.
TP.HCM: Xử lý 3.651 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4

TP.HCM: Xử lý 3.651 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4

Thời điểm trước, trong, sau lễ 30/4 và 1/5, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông, tạo điều kiện để nhân dân lưu thông an toàn, thông suốt.
Vận tải và bưu chính chuyển phát có xu hướng phát triển cao

Vận tải và bưu chính chuyển phát có xu hướng phát triển cao

Chi cục Thống kê Thành phố vừa thông tin, trong tháng 4/2025, tổng doanh thu hoạt động vận tải, hoạt động hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát ước đạt 21 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xe chở đoàn đưa tang bốc cháy trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xe chở đoàn đưa tang bốc cháy trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Một chiếc xe tang cháy rụi trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai giữa trời nắng nóng, nguyên nhân nghi ngờ xuất phát từ cốc nến trong xe.
Sắp mở bán vé tàu Hoa phượng đỏ

Sắp mở bán vé tàu Hoa phượng đỏ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng phối hợp ngành Đường sắt Việt Nam chuẩn bị đưa vào vận hành đoàn tàu du lịch hạng sang mang tên “Hoa phượng đỏ” - biểu tượng mới cho du lịch đường sắt, kết nối hai thành phố lớn Hà Nội - Hải Phòng bằng hành trình đẳng cấp và đầy phong cách.
Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Theo Cục hàng không Việt Nam (Hàng không Việt Nam), trong giai đoạn nghỉ lễ 30/4-1/5, hàng không đạt gần 2,1 triệu lượt khách và 23.360 tấn hàng hóa, tăng gần 26% về hành khách và gần 19% hàng hóa so với cùng kỳ năm trước.
Người dân hối hả quay trở lại TP.HCM sau lễ 30/4

Người dân hối hả quay trở lại TP.HCM sau lễ 30/4

Hôm nay (4/5) là ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025, người dân các nơi quay lại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để chuẩn bị cho ngày làm việc, học tập bắt đầu vào ngày mai (5/5).
Giao thông Hà Nội ngày cuối kỳ nghỉ lễ: Thông thoáng đến "ngỡ ngàng"

Giao thông Hà Nội ngày cuối kỳ nghỉ lễ: Thông thoáng đến "ngỡ ngàng"

Khác với những dự đoán về kịch bản ùn tắc "kinh hoàng" thường thấy vào cuối các dịp nghỉ lễ dài ngày, giao thông ở cửa ngõ Hà Nội cũng như khu vực nội đô trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày (30/4 - 1/5), lại mang một diện mạo hoàn toàn khác: Thông thoáng đến "ngỡ ngàng".
Giao thông Hà Nội thông thuận trong ngày cuối nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Giao thông Hà Nội thông thuận trong ngày cuối nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Trong ngày hôm nay (4/5), ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giao thông Hà Nội tương đối thông thuận. Trên các tuyến cao tốc hướng về Hà Nội, tình hình giao thông cũng không có nhiều điểm ùn tắc.
Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4: CSGT toàn quốc xử lý hơn 42.000 trường hợp vi phạm

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4: CSGT toàn quốc xử lý hơn 42.000 trường hợp vi phạm

Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong 5 ngày nghỉ Lễ 30-4 và 1-5 lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 42.620 trường hợp vi phạm; tạm giữ 221 xe ô tô, 11.335 xe mô tô; 351 phương tiện khác; tước 1.316 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 5.554 trường hợp.
Xem thêm
Phiên bản di động