Bãi Cọi – nơi gặp gỡ các nền văn hóa
Nâng tầm du lịch bảo tàng Cột cờ Hà Nội – nét đẹp cổ kính giữa lòng Thủ đô Hơn 500 hiện vật từ 6 con tàu đắm được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia |
Nghi lễ cắt băng Khai mạc trưng bày “Bãi Cọi – nơi gặp gỡ các nền văn hóa” |
Thông tin với báo chí, đại diện Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, di tích khảo cổ học Bãi Cọi là cụm di tích bao gồm Bãi Cọi và các địa điểm xung quanh như Bãi Lòi, Bãi Phôi Phối, thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đầu năm 1974, Viện Khảo cổ học khảo sát địa bàn này và đã phát hiện nhiều hiện vật đá, gốm, đồng. Trên cơ sở đó, các nhà khảo cổ đưa ra nhận định: di chỉ có phạm vi phân bố tương đối rộng, di tích, di vật rất phong phú, có thể là khu mộ táng thuộc văn hoá Đông Sơn.
Trải qua hơn ba thập kỷ bị “lãng quên”, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh “đánh thức” cụm di tích Bãi Cọi bằng các cuộc khai quật năm 2008 - 2009.
Đặc biệt năm 2012, trong khuôn khổ dự án hợp tác nghiên cứu khai quật khảo cổ học nhằm tìm hiểu các nền văn hóa cổ đại Châu Á giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, di tích Bãi Cọi một lần nữa được các chuyên gia khảo cổ của hai bảo tàng tổ chức khai quật quy mô lớn.
Trưng bày hiện vật, tài liệu là kết quả nghiên cứu, khai quật di tích Bãi Cọi đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Hà Tĩnh. |
Từ kết quả của 3 lần khai quật này, diện mạo di tích Bãi Cọi dần được hé mở, mang đến những thông tin mới trong việc tìm hiểu văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn trong thời Sơ sử ở nước ta. Với vị trí, tính chất đặc biệt đó, năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định công nhận Di tích Khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi là Di tích cấp Quốc gia.
Nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả nghiên cứu về di tích này, cũng như ghi nhận thành công của mô hình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, khai quật khảo cổ học giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh và các nhà khoa học của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bảo tàng Hà Tĩnh tổ chức trưng bày chuyên đề “Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa”.
Trưng bày giới thiệu với công chúng trên 150 hiện vật, tư liệu thuộc sưu tập hiện vật Bãi Cọi lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Hà Tĩnh với nhiều chất liệu như đá, gốm, kim loại, thủy tinh… Đây là dịp để công chúng trong nước và bạn bè quốc tế có thêm nhận thức về vị trí, vai trò của di tích này trong diễn trình lịch sử, văn hoá Việt Nam.
Hiện trường các cuộc khai quật |
Trưng bày thông qua các hiện vật, tài liệu, bằng các hình thức nghệ thuật trưng bày, trang thiết bị kỹ thuật, giới thiệu một cách cô đọng, khái quát nhất về lịch sử phát hiện, nghiên cứu di tích Bãi Cọi, đặc biệt tập trung giới thiệu kết quả của 3 lần khai quật di tích Bãi Cọi do Bảo tàng Lịch sử quốc gia chủ trì; nêu bật tính hiệu quả của việc hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, khai quật khảo cổ học; cung cấp tư liệu khoa học góp phần làm sáng tỏ những khoảng trống lịch sử giai đoạn Sơ sử miền Trung Việt Nam (văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và mối quan hệ, giao lưu của hai nền văn hóa này), bổ sung tài liệu hiện vật cho trưng bày của Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói riêng, nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung.
Nội dung trưng bày đảm bảo tính khoa học, các hiện vật, tài liệu được lựa chọn kỹ mang tính điển hình, chứa đựng nhiều thông tin; hình thức trưng bày mang tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn, có tính thẩm mỹ cao. Sử dụng phương tiện kỹ thuật tổng hợp, hiện đại và thủ pháp nghệ thuật, sắp xếp các hiện vật theo sưu tập loại hình, chất liệu; kết hợp với việc dàn dựng không gian tái hiện hiện trường khai quật nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu khoa học, nhu cầu tuyên truyền, giáo dục di sản cho đông đảo công chúng.
Di tích Bãi Cọi có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu thời Sơ sử ở Việt Nam. |
Di tích Bãi Cọi là một quần thể mộ táng được phân bố trên một diện tích rộng lớn với hai loại hình mộ chính là mộ huyệt đất và mộ chum được chôn xen kẽ. Hiện vật thu được qua các đợt nghiên cứu, khai quật chủ yếu nằm trong các mộ táng này.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05