Nâng tầm du lịch bảo tàng
Kỳ 2: Bảo tàng Văn hóa – nghệ thuật, điểm hẹn văn hóa hấp dẫn | |
Kỳ 1: Bảo tàng lịch sử, quân sự, sức lôi cuốn mạnh mẽ |
Sức lôi cuốn mạnh mẽ từ bảo tàng
Lịch sử của một đất nước có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với khách du lịch. Mà lịch sử hào hùng của đất nước đều được thể hiện thông qua hệ thống bảo tàng. Nhiều bảo tàng đã trở thành điểm đến hấp dẫn được nhiều doanh nghiệp lữ hành lựa chọn đưa vào chương trình tour thu hút khách. Với chủ đề lịch sử, quân sự, tại Hà Nội, có các bảo tàng nổi tiếng như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam...
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam |
Đơn cử như Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trên phố Ngọc Hà (quận Ba Đình) là một bảo tàng vào loại lớn nhất của Việt Nam và Thủ đô Hà Nội, tập trung chủ yếu vào việc trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh. Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trong quần thể di tích lăng Bác, từ lâu được biết đến như một địa chỉ quen thuộc trong các tua du lịch nội thành Hà Nội, nơi khắc họa rõ nét cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc.
Với số lượng khách tham quan trung bình đạt khoảng từ 1 đến 1,5 triệu khách mỗi năm cho thấy sức hấp dẫn của Bảo tàng Hồ Chí Minh và khẳng định vị thế của một điểm đến quan trọng của ngành du lịch Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Hiện tại bảo tàng đang không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung trưng bày và theo các chuyên đề hằng kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, trong đó chú trọng các nội dung chuyên đề phù hợp với thế hệ du khách trẻ người nước ngoài hôm nay đang mong muốn tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đất nước và con người Việt Nam.
Với trên 200.000 tài liệu, hình ảnh, hiện vật là những di vật trải dài suốt toàn bộ dòng chảy lịch sử của dân tộc từ thời tiền sử đến đương đại, trong đó có nhiều bảo vật quốc gia, nhiều bộ sưu tập cổ vật quý hiếm vào bậc nhất so với các bảo tàng cùng loại hình ở trong nước và khu vực, Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến Hà Nội tham quan, khám phá.
Bên cạnh Bảo tàng Hồ Chí Minh, hệ thống bảo tàng lịch sử, quân sự tại Hà Nội là nơi giới thiệu về đất nước, lịch sử, con người một cách sâu sắc nhất với du khách. Không chỉ là cơ quan nghiên cứu khoa học, những bảo tàng này còn là công trình văn hóa lịch sử - điểm đến du lịch độc đáo bởi đặc thù chứa đựng những giá trị to lớn về lịch sử, mang lại một cái nhìn toàn cảnh về tiến trình của một đất nước, một dân tộc với mỗi thời điểm lịch sử.
Tiềm năng du lịch văn hóa Thủ đô
Không chỉ có riêng các loại bảo tàng về Quân sự, Hà Nội còn có một hệ thống các bảo tàng đa lĩnh vực như: Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ Thuật, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam… là những cái tên xuất hiện dày đặc liên quan đến những sự kiện văn hóa nghệ thuật của Hà Nội và trong những sự kiện văn hóa hội nhập.
Tuy không có số lượng du khách đến thăm quan đông như các bảo tàng lịch sử, quân sự, nhưng những bảo tàng về văn hóa, nghệ thuật lại hút khách khi có các sự kiện như triển lãm theo chủ đề, trưng bày theo chủ đề…
Tọa lạc trên đường Phạm Hùng và nằm trong cụm các công trình có kiến trúc độc đáo nhất của Thủ đô, ngay cạnh Trung tâm hội nghị Quốc gia, Cung triển lãm kiến trúc quy hoạch xây dựng quốc gia, khách sạn JW Marriot, Bảo tàng Hà Nội nhìn từ xa như một viên kim cương bừng sáng cả một góc phía Tây của thành phố.
Với khuôn viên rộng rãi hơn 50.000m2, tòa nhà gồm bốn tầng nổi và hai tầng hầm, chiều cao 30.7m, diện tích xây dựng 11.952m2, diện tích sàn xây dựng 30.208m2, chính khuôn viên rộng rãi và kiến trúc độc đáo đó đã làm cho bảo tàng trở thành một điểm đến quen thuộc của khách tham quan trong và ngoài nước khi nhắc đến thủ đô Hà Nội. Rất nhiều đề tài dành cho các không gian trưng bày của Bảo tàng Hà Nội trong tương lai, như: Làng nghề - phố nghề, kinh kỳ - kẻ chợ, thành phố thuộc địa, tín ngưỡng tôn giáo, đời sống văn hóa - nghệ thuật… được kỳ vọng sẽ trở thành một “điểm hẹn” văn hóa hấp dẫn nhất nhì Thủ đô.
Nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, thuộc quận Cầu Giấy, Bảo tàng Dân tộc học như một bức tranh thu nhỏ về lịch sử cũng như văn hóa của đồng bào 54 dân tộc anh em tại Việt Nam với đa dạng nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Các hiện vật này được trưng bày theo nhiều loại khác nhau như: y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ, tôn giáo, tín ngưỡng và nhiều hoạt động tinh thần khác. Khách du lịch hay công chúng chính là mối quan tâm hàng đầu của các bảo tàng, hoạt động của bảo tàng đều hướng tới mục tiêu phục vụ công chúng một cách tốt nhất. Chính vì vậy, gắn kết hoạt động của bảo tàng với du lịch là một trong những giải pháp tốt để phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa đã, đang lưu giữ.
Du khách đến đây không chỉ tham quan mà vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, Bảo tàng Dân tộc học còn tổ chức nhiều chương trình biểu diễn múa rối nước, các hoạt động văn nghệ dân gian, lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam phục vụ du khách. Nằm trên phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Theo họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật Việt Nam nhận xét rằng, “Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính là địa chỉ vàng của những người yêu mỹ thuật. Với tính đặc thù riêng, những tác phẩm được trưng bày tại đây gắn bó và phản ánh đời sống mỹ thuật, nghệ thuật của đất nước qua từng thời kỳ và giai đoạn lịch sử. Với giới mỹ thuật, bảo tàng là niềm tự hào, yêu mến mà mỗi họa sĩ, nhà điêu khắc khi nhắc đến đều có tình cảm tin yêu và kỳ vọng…”.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Định, cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng nhận định, hiện nay những hoạt động tại các Bảo tàng đặc biệt quan tâm, đó chính là các hoạt động hướng tới công chúng và phục vụ cho công chúng như: Trưng bày, giáo dục và truyền thông. Bởi lẽ, đây là những hoạt động phát huy và quảng bá giá trị di sản văn hóa đến với đông đảo công chúng trong nước và quốc tế.
Đồng thời, thạc sĩ Nguyễn Thị Định cũng nêu ra một số định hướng của bảo tàng trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa, các dịch vụ văn hóa cả về nội dung lẫn hình thức; tăng cường hợp tác, kết nối để quảng bá hình ảnh của bảo tàng, cũng như về đất nước, con người Việt Nam thông qua các di sản văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, các đơn vị lữ hành bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, xây dựng sản phẩm tour du lịch phục vụ khách tham quan trải nghiệm, tương tác...
Có thể nói, Hà Nội có may mắn được chứa trong mình một hệ thống bảo tàng văn hóa nghệ thuật lớn, trở thành những điểm đến và giao lưu hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của du lịch bảo tàng. Nhiều ý kiến cho rằng, du lịch bảo tàng muốn phát triển cần nâng cao nhận thức và thẩm mỹ của người dân; đặc biệt trong khâu tổ chức và quản lý du lịch, cần có sự chỉ đạo, phối hợp từ các cơ quan quản lý nhà nước, cùng với đội ngũ chuyên gia để có thể “tiếp thêm sức sống” cho loại hình du lịch bảo tàng, xây dựng nền du lịch văn minh, lành mạnh.
P.Ngân – B.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Thủ đô 24/01/2025 15:16
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17