-->
Thiết lập trật tự đô thị trên địa bàn Thủ đô:

Bài 2: Những tồn tại cần khắc phục

Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội, các lực lượng chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp, tổ chức nhiều đợt ra quân lập lại trật tự đô thị, xử phạt nhiều trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn…
Bài 1: Bảo đảm trật tự nhờ triển khai nhiều giải pháp

Với dân số đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đứng đầu cả nước, Hà Nội là một trong những đô thị có sức hấp dẫn lớn về việc làm, thu nhập đối với người lao động, nhất là lao động từ các địa phương khác đổ về. Tuy nhiên, điều này gây áp lực rất lớn đối với công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn Thủ đô. Thời gian qua, ngoài những tuyến phố đã được tập trung tuyên truyền, lập lại trật tự giúp cho đường thông hè thoáng, vẫn còn rất nhiều tuyến phố bị một bộ phận người dân thiếu ý thức và cả những cơ quan nhà nước lấn chiếm.

Bài 2: Những tồn tại cần khắc phục
Lực lượng chức năng kiên quyết xử lý các vi phạm trên địa bàn

Sáng ngày 15/3, tại nhiều tuyến phố đường phố như Láng, Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học, Khuất Duy Tiến... vỉa hè dành cho người đi bộ cơ bản đã được trả lại thông thoáng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều nơi, người dân vẫn cố tình chiếm dụng trái phép làm nơi kinh doanh, buôn bán.Theo ghi nhận, tình trạng bán hoa quả, hàng rong tràn lan dưới lòng đường và trên vỉa hè gây cản trở giao thông, dễ gây nguy hiểm cho người, cũng như các phương tiện lưu thông, nhất là vào khung giờ cao điểm. Cụ thể, cuối tuyến phố Tố Hữu (đoạn qua Đô thị Dương Nội), đường Nguyễn Trãi (quận Hà Đông), đường Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân), hay như đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai), phố Kẻ Vẽ, đường Võ Chí Công (quận Bắc Từ Liêm) rất nhiều tiểu thương nhỏ lẻ bày sạp hàng bán mũ, hoa quả, bảo hiểm xe máy…

Đặc biệt, tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La hay còn gọi là Đại lộ Chu Văn An, được triển khai với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, nhưng đến nay con đường ngày càng trở nên nhếch nhác vì tình trạng rác thải đổ trên đường. Dù trước đó, các cơ quan chức năng đã nhiều lần ra quân, triển khai nhiều biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường trên tuyến đường theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hiện tượng tồn đọng rác dọc tuyến đường gây mất vệ sinh môi trường.

Nhằm đảm bảo thông thoáng và trật tự an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông, ngành chức năng đã tổ chức cắm nhiều biển báo cấm ô tô dừng đỗ, lấn chiếm lòng lề đường, tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện ý thức kém đã thản nhiên dừng đỗ, bất chấp biển cấm. Tình trạng này khiến trật tự an toàn giao thông trở nên phức tạp. Theo ghi nhận, trên các tuyến phố, tình trạng phương tiện vô tư chiếm dụng lòng đường làm nơi dừng đỗ, gây cản trở giao thông vẫn diễn ra. Do bất cập của hạ tầng nên tình trạng dừng, đỗ tràn lan dưới lòng đường vẫn tái diễn. Nói cách khác, trong hoàn cảnh Hà Nội đang thiếu điểm đỗ xe tĩnh như hiện nay, việc xử lý các trường hợp dừng, đỗ tại các tuyến không tên, mặt cắt lòng đường nhỏ rất khó khăn.

Quá trình triển khai lập lại trật tự đô thị trên địa bàn Hà Nội thời gian qua cho thấy, mới chỉ có những tuyến phố chính duy trì thường xuyên kết quả trật tự đô thị. Những mô hình sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện còn ít, chưa lan tỏa trên diện rộng. Hầu hết các địa phương mới tập trung tuyên truyền, phá dỡ vi phạm, mà chưa bố trí, sắp xếp nơi để phương tiện, chỗ bán hàng cho người dân. Bất cập này cộng với sự lơi lỏng của lực lượng chức năng sau những ngày đầu ra quân đã làm cho tình trạng lấn chiếm hè phố, lòng đường để kinh doanh tái diễn ở nhiều tuyến phố.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, Kiến trúc sư Ðào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội nhận định: Chủ trương lập lại trật tự đô thị nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, kỷ cương xã hội là rất đúng đắn, nhưng chưa duy trì lâu dài, thường xuyên, do chúng ta chưa có giải pháp giải quyết những nguyên nhân làm phát sinh. Ðó là những bất cập về hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, vấn đề việc làm, thu nhập cho người nghèo và lao động tỉnh ngoài…

Tuy nhiên, có thể nhìn thấy là cơ sở hạ tầng một số nơi chưa đồng bộ, một số tuyến đường vỉa hè hẹp, hoặc chưa đầu tư hoàn chỉnh, gây khó khăn trong công tác vận động, xử lý. Bởi khi các lực lượng chức năng không cho phép để phương tiện trên hè, dưới lòng đường đã gây khó khăn cho người dân vì họ không biết để phương tiện ở đâu. Thực tế này đòi hỏi chính quyền Thành phố phải thực hiện các giải pháp đồng bộ từ quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đến giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập cho người dân.

Để duy trì trật tự đô thị trên địa bàn, các lực lượng chức năng cũng đã vào cuộc một cách quyết liệt. Tại quận Đống Đa, rất nhiều đơn vị đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị. Đồng thời, tuyên truyền, vận động, ký cam kết đối với hàng trăm trường hợp. Trong đó, một số phường đạt kết quả xử phạt cao như: phường Ô Chợ Dừa, phường Láng Thượng; các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn như: phường Hàng Bột, phường Quang Trung, phường Trung Liệt…

Tại quận Hai Bà Trưng, từ đầu năm đến nay, công an quận đã triển khai chấn chỉnh các tồn tại trong công tác đảm bảo trật tự giao thông, trật tự đô thị, xử lý vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Công an quận đã tổ chức điều tra cơ bản các vi phạm về trật tự giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn quận. Đặc biệt, thực hiện các kế hoạch mở đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị…

Còn tại quận Ba Đình, căn cứ vào Chương trình công tác số 01/CTr-BCDD197 ngày 03/02/2021 của Ban Chỉ đạo 197 Thành phố; các Chỉ thị, Nghị quyết của Quận ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân quận Ba Đình về nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, trật tự, văn minh đô thị; bám sát chủ đề của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình cũng đã xây dựng chương trình công tác năm 2021. Trong đó, nhấn mạnh thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra và các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo tốt trật tự an toàn xã hội, trật tự công cộng, trật tự và văn minh đô thị phục vụ tốt các mục tiêu an sinh, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế. Làm tốt hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị…

Đặc biệt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh trật tự của các ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân 14 phường; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét, bền vững về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng. Thực hiện Năm an toàn giao thông 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”./.

(Còn nữa)

K.Tiến – Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.

Tin khác

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Xem thêm
Phiên bản di động