-->
Lễ hội bị biến tướng

Bài 2: Hiến kế giải quyết vấn nạn ở lễ hội

Làm thế nào để phát triển những giá trị văn hóa dân tộc về đúng bản chất của nó, PV báo LĐTĐ đã có  cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ.
bai 2 hien ke giai quyet van nan o le hoi Phục dựng lễ hội: Không thể để mất kiểm soát
bai 2 hien ke giai quyet van nan o le hoi “Chuẩn hóa” lễ hội: Khó mấy cũng phải làm!
bai 2 hien ke giai quyet van nan o le hoi Giữ gìn văn hóa lễ hội
bai 2 hien ke giai quyet van nan o le hoi Bài 1: Nạn “cầu, xin, tranh, cướp” bùng phát: Cuồng tín nhiều... quản lý buông
bai 2 hien ke giai quyet van nan o le hoi
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ.

PV: Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hiện nay cả nước có hơn 8.000 lễ hội, trong đó phần lớn là lễ hội dân gian được tổ chức hàng năm. Theo ông có phải là quá nhiều?

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ: 8.000 lễ hội truyền thống xem qua thì tưởng nhiều, nhưng các lễ hội chủ yếu diễn ra trên địa bàn làng. Vậy thử đặt ngược lại vấn đề hiện còn có bao nhiêu làng trên phạm vi cả nước chưa có lễ hội? Chúng ta có trên 10.000 nghìn địa bàn cấp xã, mỗi xã có từ 4 đến hơn 10 làng. Những nơi không có lễ hội, đời sống cộng đồng như thế nào so với nơi có lễ hội. Đó là điều chưa được chú tâm nghiên cứu. Tôi so sánh ở quê tôi, xã có 10 làng, trong đó 6 làng Công giáo lễ Noel rực rỡ sắc màu vui vẻ, 4 làng thuần lương không có một tí lễ hội nào cả, xét về yếu tố tâm linh lòng cũng thấy… nao nao.

bai 2 hien ke giai quyet van nan o le hoi
Tình trạng hỗn loạn, tranh cướp diễn ra trong nhiều lễ hội. Ảnh minh họa.

- Đúng như ông nói, đấy là hội làng, còn những lễ hội mang tính tâm linh cũng đang bị biến tướng? Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Giải quyết vấn nạn trên theo tôi cần thiết: Các cấp quản lí nhà nước cần thấu hiểu lễ hội hơn nữa, thấu hiểu cụ thể chứ không ý kiến chung chung. Từ sự thấu hiểu đó mà tổ chức lực lượng chuyên môn có kịch bản, đạo diễn, thể nghiệm cho từng lễ hội. Có người nói, của dân gian thì trả về cho dân gian sao lại đưa chuyên nghiệp vào. Ấy là vì họ không hiểu mối quan hệ khăng khít giữa dân gian và bác học trong lịch sử phát triển văn hóa, phát triển nghệ thuật hoặc thể thao. Họ thường đối lập hai lĩnh vực này một cách định kiến. Chúng ta có lực lượng làm nghệ thuật, thể thao được đào tạo rất tốt từ nhiều nguồn nhưng, trừ những lễ hội hiện đại, họ chưa được huy động, đặt hàng trong những lễ hội cụ thể.

Đặc biệt theo tôi, dừng ngay lập tức việc tổ chức phát ấn có nguy cơ lan tràn để thủ lợi. Những nơi có các hành động hội tranh cướp, nếu gây mất trật tự hoặc trị an, cần tạm thời dừng hành động hội này trong lễ hội. Điều này là cần thiết, cũng như trong nhà đang cơn bỉ cực thì dừng liên hoan khánh tiết lại.

Đồng thời, phân loại các hành động hội dễ gây lôn xộn để đầu tư kịch bản tốt hơn cho từng cái, không nhất thiết phải làm đúng như một ghi chép xưa nào đó: ghi chép đó cũng chỉ phản ánh một lần nhìn, một góc quan sát, một quan niệm của người ghi chép mà thôi. Lễ hội là sự vận động liên tục: tục cướp vợ cổ xưa của người Anh đã biến thành hội thi cõng vợ vượt chướng ngại đầy tinh thần thể thao đó thôi. Với những hành động phản cảm có thể phát triển theo hướng biểu trưng, đậm tính âm nhạc và vũ đạo. Các nghệ sĩ nếu được Bộ Văn hóa thông tin đặt hàng, họ làm việc này rất tốt. Thời nào cũng có thể tạo nên giá trị truyền thống cả. Hôm nay tiếp thu giá trị, phát triển cái chân thiện mĩ để làm truyền thống cho mai sau. Lịch sử văn hóa mãi mãi vận hành như thế.

Câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng” (một thời được ngợi ca), theo tôi thực ra mang tính phản động lịch sử rất nhiều. Từ khi có nhà nước thì chức năng quản lí toàn bộ xã hội của nó được thừa nhận, kể cả vương quyền và thần quyền. Vậy các ban tổ chức lễ hội phải là những người đầu tiên thượng tôn pháp luật, không để sự vụ lợi lấn át pháp luật, ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng người dự hội, đồng thời không được làm ảnh hưởng hình ảnh, nhân phẩm Việt, nhân phẩm quốc gia khi những bất cập lan tỏa trên truyền thông đại chúng. Cái này mới là quan trọng.

Lễ hội, thăm viếng chùa chiền, đình, đền, miếu… là nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khi đồng tiền trở thành tâm điểm chi phối các mối quan hệ xã hội, không ít người trong số chúng ta cũng muốn làm giàu nhanh chóng. Chính vì thế, những nơi tâm linh vốn lưu giữ giá trị nhân văn tốt đẹp của tiên tổ “bỗng” thành nơi để không ít người dân cầu khấn theo hình thức mê tín, dị đoan với mục đích danh, lợi, tiền tài. Còn về phía các đơn vị tổ chức, không ít nơi lợi dụng lòng tin mù quáng của người dân ra sức “tô vẽ” những điều linh thiêng như phát lộc, cướp lộc, giải hạn.. dẫn đến tình trạng lộn xộn như thời gian qua. Trả đời sống văn hóa tâm linh và các lễ hội về đúng bản chất vốn có, vấn đề tuyên truyền được cho là đóng vai trò quan trọng.

L.H

- Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc cướp phết, cướp hoa tre hay treo cổ trâu… làm nên bản sắc, nét riêng độc đáo cho mỗi lễ hội để thu hút đông đảo người dân đến tham quan, cũng là một cách thu lợi nhuận khá lớn từ lễ hội? Ông nhận định sao về vấn đề này?

Đặc sắc văn hóa thì phải giữ gìn, nhưng lợi dụng nét đặc sắc văn hóa thủ lợi cho cá nhân hoặc nhóm, đồng thời ảnh hưởng xấu đến pháp luật hoặc đạo đức thì không được. Tất nhiên, điều này là rất khó. Chặt chẽ như pháp luật mà còn bị lợi dụng thì huống hồ là lễ hội. Tuy khó nhưng vẫn phải bền bỉ làm để có một lễ hội tốt đẹp hơn cho cuộc sống, cho đất nước.

- Vậy chúng ta nên nhìn nhận, tiếp cận các lễ hội văn hóa dân gian nào để giữ gìn, phát huy được bản chất tốt đẹp của nó?

Cách nhìn nhận là: Lễ hội là một thực thể phong phú, phức tạp và luôn luôn biến đổi qua thời gian và không gian, lễ hội chứa đựng các bản sắc văn hóa, là cái cần giữ gìn cho một thế giới đa dạng các bản sắc, lễ hội cố kết con người lại với tính cộng đồng và niềm hứng khởi chung cao (người vào nhà hát ít hơn người đi hành hương), với lễ hội, thời điểm nào, nếu tạo ra các giá trị thì đồng thời tạo ra truyền thống trong dòng chảy của nó, chứ không phải cứ xưa mới là tốt đẹp.

- Mỗi lễ hội có hàng trăm nghìn người tham gia, tận dụng lễ hội để truyền bá văn hóa dân gian cho người dân và du khách nước ngoài thế nào để hiệu quả?

Phim Hàn Quốc trước 1990 không có tên trên “bản đồ” điện ảnh thế giới. Ngày nay nó trưng diện cho nhân loại một hình ảnh Hàn Quốc đẹp đẽ, nhân văn. Tai sao vậy nhỉ? Liệu các nhà quản lí lễ hội có đặt mục tiêu, không chỉ cho dân vui, dân hạnh phúc mà qua lễ hội, một hình ảnh Việt, từ cuộc sống đến nhân phẩm, được thế giới hiểu biết và tôn trọng không?

Phát triển giá trị tốt đẹp, truyền thống giá trị đó bằng nhiều phương tiện là điều chúng ta đủ sức làm được. Vấn đề là tư duy, cách làm, nhiệt tâm, tầm nhìn, đức hi sinh vì quyền lợi chung của những người ăn lương làm công tác quản lí.

Xin cảm ơn ông và kính chúc ông sức khỏe!

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 23/1 tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc chào đón năm mới.
Xem thêm
Phiên bản di động