-->

An toàn vệ sinh thực phẩm: Có luật vẫn… chưa “an”

Vừa qua, trên địa bàn cả nước, đã diễn ra nhiều vụ việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Nhiều người dân còn lo lắng về việc không biết ăn gì, uống gì, mua hàng ở đâu để được an toàn, vì thực tế đã xảy ra tình trạng ngay cả thực phẩm được bày bán trong siêu thị cũng không đảm bảo an toàn. Câu hỏi được đặt ra, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đến bao giờ mới hết “nóng”?. Phải chăng các lực lượng chức năng vẫn còn “giơ cao đánh khẽ” nên chưa đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm,..?.
Bia hơi ngày nắng nóng: Coi chừng vạ từ miệng
Hải Phòng: Cục ATVSTP làm việc với công ty có 17 công nhân bị ngộ độc

Nhiều vi phạm

Được biết, Luật An toàn thực phẩm ra đời năm 2010, có hiệu lực từ tháng 7/2011 và giao cho 3 bộ cùng tham gia quản lý theo phân công, đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương. Ngoài ra, UBND các cấp cũng cùng tham gia quản lý về lĩnh vực này. Đến nay, hệ thống thể chế và chính sách về an toàn thực phẩm đã và đang hình thành, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chúng ta đã xây dựng được hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên nguy cơ; tiến hành điều tra, truy xuất nguồn gốc, triệu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc giám sát an toàn thực phẩm trên diện rộng cho thấy tỷ lệ mẫu vi phạm giảm dần. Vì vậy, Việt Nam đã đẩy mạnh được tiếp cận thị trường, giá trị xuất khẩu nông sản thực phẩm năm 2014 đạt 30,8 tỷ USD, xuất khẩu sang hơn 120 nước và lãnh thổ.

An toàn vệ sinh thực phẩm: Có luật vẫn… chưa “an”
Dùng thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ mới chỉ bị nhắc nhở.

Tuy nhiên, ông Tiệp thừa nhận, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, như: Các văn bản dưới luật của các bộ chậm ban hành, chưa hoàn toàn đồng bộ và hài hòa; chưa gắn kết quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (đầu ra) với quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và hóa chất, phụ gia trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Về hệ thống quản lý, kiểm soát thì công tác tổ chức còn dàn trải, phân tán giữa các cấp; phối hợp trong thực tiễn còn hạn chế; giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành chưa bài bản, còn trùng lặp. Trong tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản còn manh mún, nhỏ lẻ khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật...

Thực tế cho thấy, việc kiểm soát thực phẩm không rõ nguồn gốc hiện vẫn rất khó khăn, tình hình vận chuyển buôn bán thực phẩm nhập lậu không bảo đảm an toàn từ các địa phương khác vào Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, chế tài xử phạt hành vi vi phạm ATVSTP chưa đủ sức răn đe, khiến các đối tượng vẫn vi phạm. Được biết, trên địa bàn Hà Nội, trong số 218 tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp mà Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tiến hành kiểm tra trong năm 2014 thì có tới 128 tổ chức, cá nhân vi phạm. Tính riêng tháng 4/2015, lực lượng QLTT Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 66 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm. Đây chỉ là con số mà cơ quan kiểm tra phát hiện được, thực tế lớn hơn rất nhiều.

Theo báo cáo Chính phủ của Bộ Tư pháp, phần lớn văn bản quy định chi tiết bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP và trong hệ thống pháp luật; đa số văn bản quy định chi tiết bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản quy định chi tiết thi hành còn chưa thống nhất, đồng bộ, khả thi. Hiện đã có 2 văn bản đang được kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các bộ đang sửa đổi, bổ sung 6 thông tư, thông tư liên tịch. Trong đó có 6 văn bản không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, 7 văn bản không bảo đảm tính khả thi.

Xử lý chưa nghiêm

Trước thực tế trên, nhiều câu hỏi được đặt ra: Phải chăng các lực lượng chức năng vẫn còn “giơ cao đánh khẽ” nên chưa đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm? Liệu có phải công tác quản lý vẫn còn bị “cắt khúc”, dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát khép kín?.

Thắc mắc này là hoàn toàn có cơ sở, khi mới đây, trong báo cáo Chính phủ của Bộ Tư pháp về tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè cũng đã nêu rõ, đang có nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành nên còn tồn tại những điểm nóng của dư luận xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo báo cáo này, việc sản xuất rau, củ, quả và chè hiện nay (trừ một số cơ sở sản xuất quy mô lớn), người nông dân không có kiến thức nhiều về các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thường theo kinh nghiệm và thường theo tư vấn của các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy hiện tượng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng chủng loại, liều lượng, dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng. Vấn đề đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch cũng chưa được đảm bảo.

Trong khi đó, việc kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm chưa đạt được hiệu quả. Đối với vi phạm của người nông dân, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền chủ yếu chỉ là nhắc nhở mà không xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, có một số lượng lớn hộ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhỏ lẻ không có giấy phép kinh doanh. Các đối tượng này chỉ buôn bán theo thời vụ, quy mô nhỏ lẻ nên rất khó kiểm soát. Đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng kinh doanh, buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật trái phép dẫn đến việc các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng nhưng vẫn được lưu thông trên thị trường.

Như vậy, mặc dù chúng ta đã có Luật An toàn thực phẩm thế nhưng việc thực thi luật này lại chưa triệt nên dẫn tới việc có luật vẫn không…đảm bảo an toàn. Trao đổi về vấn đề này, bà Lucia Frick, Tư vấn Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada, cho rằng: Việt Nam đã mất gần 3 năm để xây dựng được tất cả các khung pháp lý này, nhưng hiện tại mới chỉ đang ở trong giai đoạn kiểm tra xem hệ thống hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, điều cần thiết là phải có một cơ quan duy nhất, tách biệt để quản lý an toàn thực phẩm.Thêm vào đó, cần tăng cường xử lý các gian lận liên quan đến an toàn thực phẩm. Để làm được điều này, cần phải tăng tính chuyên nghiệp của thanh tra trong lĩnh vực này. Đối với địa phương, cần có hệ thống giám sát an toàn thực phẩm ở các tỉnh, xác định các biện pháp thực thi và thực hiện chúng, chú ý tối đa hóa tính minh bạch trong việc thực thi, hành động.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

(LĐTĐ) Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, thưởng thức các món ăn ngon và tận hưởng không khí sum vầy. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng để duy trì mức đường huyết ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tại các bệnh viện chuyên khoa sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm mới Ất Tỵ 2025.
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

(LĐTĐ) Với yêu cầu nhiệm vụ, trong những ngày Tết, các “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng luôn phải luân phiên trực, đảm bảo mọi hoạt động khám, chữa bệnh vẫn diễn ra thông suốt, vì vậy họ không có những ngày nghỉ Tết trọn vẹn bên gia đình. Tuy nhiên, dù không được đón Tết đầm ấm cùng người thân, gác lại những khó khăn, vất vả ấy, người bệnh và các bác sĩ tạo thành một gia đình để cùng nhau đón xuân mới.
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

(LĐTĐ) Trong 3 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã ghi nhận 247 ca khám, cấp cứu vì ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia rượu.
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

(LĐTĐ) Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh là trẻ nhỏ bị chấn thương do pháo nổ; ngộ độc do uống nhầm dầu thắp hương, hay thuốc diệt chuột, hóc dị vật...
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

(LĐTĐ) Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện của Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí thường trực 4 cấp, sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế phục vụ cho người bệnh được cấp cứu kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

(LĐTĐ) Nhiều gian hàng 0 đồng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mua sắm ngay tại bệnh viện; tổ chức phát bánh chưng, quà Tết cho bệnh nhân; trang trí góc Tết cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chụp ảnh; cung cấp những suất ăn miễn phí… là những hoạt động ý nghĩa và thấm đẫm tính nhân văn mà nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra việc cung ứng thuốc bảo đảm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động