Ăn nho vừa làm đẹp vừa có lợi cho sức khoẻ
Nho có tác dụng trong việc làm đẹp
Xóa nếp nhăn
Nho giàu chất chống oxy hóa và các axit béo thiết yếu giúp duy trì một làn da luôn tươi trẻ. Thoa dầu từ hạt nho bán tại cửa hàng thực phẩm vào các vùng da dễ bị nhăn trước khi đi ngủ cũng phát huy tác dụng xóa nếp nhăn.
Làm trắng răng
Bạn không cần tẩy trắng răng bởi vì lượng axit malic được tìm thấy trong trái nho có tác dụng hạn chế quá trình đổi màu của răng và giảm các vết ố.
Cho bạn bàn tay đẹp
Nho có thể cải thiện tình trạng xước móng tay, bảo vệ lớp biểu bì mềm khi cắt sửa móng. Bạn có thể dùng 10 trái nho đỏ nghiền nát và trộn với hai muỗng canh đường cát, chà hợp chất giàu chất chống oxy hóa này và massage quanh móng tay, sau đó làm sạch với khăn ướt.
Giảm cân
Hấp thụ các sản phẩm từ nho kết hợp với chế độ ăn uống khỏe mạnh sẽ giúp bạn cải thiện hàm lượng chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới đây cho thấy kết hợp nho với sữa đậu nành có tác dụng giảm cân đáng kể, theo 2 cơ chế: đầu tiên nó làm giảm khoảng 150% khả năng hoạt động của tế bào chất béo, sau đó gây ra các phản ứng làm tan rã tế bào mỡ với tốc độ nhanh hơn bình thường đến 245%.
Ảnh: Fitnea. |
Ăn nho tốt cho hệ tiêu hoá
Táo bón
Nho rất có hiệu quả trong việc phòng chống chứng táo bón, do chứa các loại axit hữu cơ, đường và cellulose.
Nho làm giảm táo bón bằng cách tăng cường sức mạnh các cơ ở dạ dày và ruột non.
Nho cũng có chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan, có nghĩa là những chất xơ này vẫn còn nguyên vẹn khi đi qua hệ tiêu hóa. Lượng lớn chất xơ này sẽ thúc đẩy sự hình thành và bài tiết phân, do vậy, nho có thể khiến bạn đi đại tiện thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn bị tiêu chảy hoặc phân lỏng, thì không nên ăn nho. Chất xơ không hòa tan trong nho không có tác dụng hấp thu nước trong phân và nho thì lại không chứa nhiều chất xơ hòa tan.
Khó tiêu
Nho đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm chứng khó tiêu. Nho là giảm sức nóng và có thể chữa chứng khó tiêu cũng như làm giảm sự kích ứng ở dạ dày. Nho cũng có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề tiêu hóa khác bởi được coi là một thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa với đường ruột.
Ăn nho giúp thải độc
Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này.
Ăn nho tốt cho người bị bệnh tim mạch
Nho làm tăng lượng oxit nitric trong máu, giúp ngăn chặn việc hình thành cục máu đông. Vì thế, nho là một cách hiệu quả để làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong nhó có thể ngăn chặn sự oxy hóa gây ra bởi cholesterol xấu LDL – loại cholesterol gây tắc mạch máu và là yếu tố chính dẫn đến nhiều căn bệnh của hệ thống tuần hoàn.
Nho còn chứa rất nhiều flavonoid – chất chống oxy hóa rất mạnh. Hai loại flavonoid chính có trong nho là resveratrol và quercetin. Hai chất này có tác dụng làm giảm các tác động tiêu cực của các gốc tự do và giảm tác dụng của cholesterol LDL lên các động mạch. Chúng còn có thể làm giảm số lượng các mảng bám thành mạch và lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi dòng máu.
Ăn nho tốt cho hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ
Nho không chỉ chứa nhiều flavonoid và các chất khoáng mà còn chứa rất nhiều vitamin. Nho có chứa lượng lớn vitamin C, K, và A, giúp tăng cường sức khỏe của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ít bị ốm, ít bị cảm lạnh cũng như ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe hơn.
Nho vừa là nguồn dinh dưỡng mạnh mẽ, vừa có thể bảo vệ cơ thể chống lại các bức xạ trị liệu. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên ăn nho như một liều thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị bức xạ ung thư.
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet |
Ăn nho màu sáng cung cấp sắt giúp giảm mệt mỏi khi bị thiếu máu
Thiếu máu là vấn đề rất nhiều người gặp phải và ăn nho có thể giúp duy trì sự cân bằng sắt và các chất khoáng trong cơ thể. Sắt là một chất khoáng rất cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể. Thiếu sắt có thể khiến bạn trở nên chậm chạp lờ đờ, tâm trí bạn cũng không hoạt động nhanh và hiệu quả.
Tuy nhiên, chỉ có các loại nho màu sáng mới có chứa nhiều sắt, còn nho tối màu có thể không cung cấp đủ lượng sắt mà thậm chí còn có thể làm giảm lượng sắt của bạn. Uống nước nho có thể cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, gần như ngay lập tức.
Ăn nho tốt cho thị lực
Nho có thể ngăn chặn việc suy giảm thị lực do lão hóa và thoái hóa điểm vàng. Nghiên cứu tiến hành tại Đại học Miami chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều nho có thể hỗ trợ sức khỏe của đôi mắt và làm giảm các bệnh đe dọa thị lực liên quan đến võng mạc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 3 khẩu phần nho một ngày có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng đi khoảng 36%. Cả nho và rượu vang (làm từ nho) có thể làm giảm tình trạng suy giảm thị lực theo thời gian.
Ngoài ra các chế phẩm từ quả nho cũng rất có lợi cho sức khoẻ:
Rượu nho
Rượu vang đỏ chống ôxy hóa nhờ chất flavonoit Resveratrol. Nếu dùng rượu vang đỏ điều độ sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch xuống 40%. Người uống rượu vang vừa phải (60ml/ngày) mắc bệnh tim ít hơn 30% so với người không uống, tăng cholesterol tốt (HDL), giảm cholesterol xấu. LDL, ít bị xơ vữa động mạch .
Vỏ quả nho
Vỏ của quả nho có khả năng kháng khuẩn. Trong vỏ quả nho có nhiều chất Resveratrol hơn so với trong thịt quả. Nó có khả năng chống ôxy hoá mạnh gấp 7 lần vitamin E. Vì vậy, khi ăn nho nên ăn cả vỏ.
Dầu hạt nho
Trong dầu hạt nho có nhiều axit linoleic làm tăng HDL giảm LDL. Dùng dầu hạt nho hàng ngày thì nguy cơ bệnh tim mạch giảm 39 - 56%. Các nhà khoa học Mỹ cho biết khi nam giới có HDL thấp (cholesterol tốt) hay bị chứng bất lực, sau một thời gian dùng dầu hạt nho HDL sẽ tăng lên.
Khánh Ly (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58