An cư để lập nghiệp
Nâng cao chất lượng bữa ăn ca | |
Tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm cần được lan tỏa trong cán bộ công đoàn | |
Huyện Chương Mỹ: Đẩy mạnh phong trào thi đua "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" |
Giải quyết bức xúc nhất từ người lao động
Những ngày này, tại Khu công nghiệp Đồng Văn 2 (tỉnh Hà Nam), công trình Thiết chế Công đoàn đầu tiên của cả nước đang được đẩy nhanh tiến độ để có thể bàn giao những căn hộ “mơ ước” đầu tiên tới đoàn viên công đoàn vào đầu tháng 9/2019.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu khảo sát tiến độ xây dựng Thiết chế Công đoàn tỉnh Hà Nam. |
Theo Ban Quản lý dự án Thiết chế Công đoàn Việt Nam, sau khi hoàn thành toàn bộ, dự án sẽ tạo chỗ ở cho khoảng 4.000-4.500 đoàn viên là công nhân lao động đang làm việc tại khu công nghiệp. Trong đó, dự kiến, sẽ bàn giao 245 căn nhà đầu tiên tới đoàn viên đúng vào dịp Quốc khánh 2/9.
Thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam là 1 trong số 50 Thiết chế Công đoàn được xây dựng theo Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp - khu chế xuất”. Theo đó, mục tiêu từ năm 2017-2020, sẽ đầu tư xây dựng 50 Thiết chế Công đoàn trên cả nước; đến năm 2030, phấn đấu 100% khu công nghiệp, khu chế xuất phải có ít nhất một khu Thiết chế Công đoàn.
Đây cũng là “quả ngọt” có được của đoàn viên, công nhân lao động cả nước trong nhiều lần thể hiện tâm tư, nguyện vọng, đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại các cuộc đối thoại định kỳ. Bởi thực tế, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phần lớn công nhân lao động trong các khu công nghiệp là người ngoại tỉnh. Tuy nhiên, nhà ở cho người lao động tại khu vực này hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 28% nhu cầu thuê, mua. Còn lại, phần lớn công nhân đang phải ở trọ tại các nhà dân với điều kiện cơ sở vật chất và văn hóa thể thao còn thấp, ảnh hưởng sức khỏe, tác động xấu đến năng suất lao động. |
Đây cũng là “quả ngọt” có được của đoàn viên, công nhân lao động cả nước trong nhiều lần thể hiện tâm tư, nguyện vọng, đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại các cuộc đối thoại định kỳ. Bởi thực tế, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phần lớn công nhân lao động trong các khu công nghiệp là người ngoại tỉnh.
Tuy nhiên, nhà ở cho người lao động tại khu vực này hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 28% nhu cầu thuê, mua. Còn lại, phần lớn công nhân đang phải ở trọ tại các nhà dân với điều kiện cơ sở vật chất và văn hóa thể thao còn thấp, ảnh hưởng sức khỏe, tác động xấu đến năng suất lao động.
Cũng theo kết quả khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2016 cho thấy, trong số 2,7 triệu công nhân lao động đang làm việc tại 344 khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước, có 1,7 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở; hơn 1,2 triệu người có nhu cầu cần nhà trẻ và gần 2 triệu người có nhu cầu về siêu thị.
Con số này cho thấy nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống của người lao động, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh trong giai đoạn mới là cần thiết và cấp bách.
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Để triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng, thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 9C về việc tiết giảm 10% chi phí hành chính và hoạt động phong trào ở các cấp công đoàn trên toàn hệ thống để dành nguồn vốn đầu tư dự án. Bằng nguồn vốn tích lũy của tổ chức Công đoàn và các nguồn vốn khác, mỗi thiết chế sẽ đầu tư từ 300-500 tỷ đồng để xây dựng các hạng mục gồm nhà ở, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao đi kèm.
Đến nay, đã có 12 tỉnh, thành phố được Uỷ ban Nhân dân các tỉnh và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Ngoài ra, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã làm việc với 35 tỉnh, thành phố để xác định địa điểm, thống nhất quy mô đầu tư. Riêng tại tỉnh Hà Nam, đã hoàn thành xong khu nhà mẫu, đang hoàn thiện nhà đa năng và 5 đơn nguyên căn hộ.
Đoàn viên sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi
Ông Trần Văn Khải - Trưởng Ban Quản lý dự án thiết chế Công đoàn Việt Nam (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết: Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhiệm kỳ 2018 - 2023 của tổ chức Công đoàn Việt Nam là: Đầu tư xây dựng tối thiểu 50.000 căn hộ giá rẻ tại 50 Thiết chế của tổ chức Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để bán, cho thuê với giá ưu đãi, phục vụ nhu cầu bức thiết của đoàn viên, người lao động.
Cụ thể như tại Thiết chế Công đoàn Hà Nam, trong tổng số 976 căn hộ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ dành 208 căn có diện tích 30m2 (tương đương với 21% tổng số căn hộ) để cho đoàn viên là công nhân lao động tại Khu công nghiệp Đồng Văn thuê với giá từ 250 nghìn đồng/người/tháng; dành 768 căn còn lại (tương đương với 79% tổng số căn hộ) có diện tích từ 30-45m2 để bán cho đoàn viên công đoàn, là công nhân và người lao động với giá chỉ từ 150-350 triệu đồng/căn tùy theo diện tích, vị trí tầng cao của căn hộ.
Theo tính toán sơ bộ, nếu đoàn viên mua căn hộ có diện tích thấp nhất (30 m2, gồm phòng khách, phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh…) có giá hơn 150 triệu đồng; thì mỗi cặp vợ chồng mỗi tháng chỉ cần tiết kiệm từ 1,8-2 triệu/đồng/ tháng, trong vòng 5-7 năm sẽ sở hữu căn nhà mơ ước.
Ông Trần Văn Khải cũng cho hay, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đoàn viên hiện thực hóa giấc mơ an cư, ngoài nguồn vốn tích lũy công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng nhằm thu xếp tín dụng cho người mua.
Đến nay, đã thương thảo, đàm phán và nhận được cam kết chính thức bằng văn bản của các ngân hàng như: Vietinbank, BIDV, Eximbank và Seabank về việc ưu đãi lãi suất. Theo đó, các ngân hàng sẽ cho đoàn viên công đoàn vay tới 70% giá trị căn hộ, lãi suất cho vay năm đầu là 7,5%/năm, thời gian cho vay tối đa là 20 năm, tài sản bảo đảm là căn hộ hình thành từ nguồn vốn vay.
Theo tính toán, nếu đoàn viên mua căn hộ có diện tích 30 m2 với giá 150 triệu đồng tại Thiết chế Công đoàn Hà Nam, đoàn viên vay tối đa 70% giá trị căn hộ để mua nhà với thời gian vay 20 năm, thì tháng đầu tiên, đoàn viên sẽ phải trả 1,028 triệu đồng/tháng, gồm cả tiền gốc và tiền lãi, sau đó mỗi năm sẽ giảm dần do tiền gốc đã trả dần trong suốt quá trình. Tại năm cuối cùng của kỳ trả gốc và lãi, mỗi tháng công nhân chỉ phải trả gần 600 nghìn đồng/tháng.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Tin khác
Công đoàn Transerco: Đẩy mạnh các phong trào thi đua
Vì lợi ích đoàn viên 02/02/2025 16:03
LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 01/02/2025 16:53
Quận Hoàn Kiếm: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán 2025
Vì lợi ích đoàn viên 29/01/2025 17:03
Hàng nghìn đoàn viên, người lao động quận Đống Đa được chăm lo dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vì lợi ích đoàn viên 29/01/2025 09:54
LĐLĐ huyện Gia Lâm thăm, chúc Tết đoàn viên, người lao động làm việc xuyên Tết
Vì lợi ích đoàn viên 29/01/2025 01:06
Ấm áp những món quà từ Công đoàn
Công đoàn 29/01/2025 00:33
Trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết
Vì lợi ích đoàn viên 27/01/2025 21:21
Đảng viên trẻ năng động, nhiệt huyết với hoạt động Công đoàn
Công đoàn 27/01/2025 18:50
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, vì người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 27/01/2025 13:59
Công đoàn Thủ đô chi trên 300 tỷ để chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động
Công đoàn 27/01/2025 08:39