Ấm tình xóm trọ
Xích lại gần nhau
Trong khu nhà trọ phường Phúc Lợi, quận Long Biên (gần KCN Sài Đồng), không ai không biết đến cặp đôi Thu Hằng- Minh Ngọc. Hằng xuất hiện nơi nào là có Ngọc ở đó, và ngược lại. Họ thân nhau đến nỗi, nhiều người trêu chọc hai người “có vấn đề giới tính”. Ngọc và Hằng là cặp bạn chí cốt, cho dù quê Hằng ở Bắc Giang còn Ngọc sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Nguyên cớ khiến hai người trở thành bạn thân bắt đầu từ một ngày cách đây 3 năm, khi Ngọc và Hằng cùng tới tìm phòng thuê trọ để bắt đầu cuộc sống công nhân xa quê. “Người đến trước, thấy kẻ đến sau méo mặt vì bà chủ nói đã hết phòng, thế là thương quá rủ vào ở chung, vừa vui, vừa đỡ tốn tiền. Rồi hai người lạ mà như chị em một nhà, khi đồ đạc dùng chung, người có cái nọ bù cho người thiếu cái kia”, Hằng nói. Còn Ngọc thì bảo: “Từ hai miền quê khác nhau ra Hà Nội làm công nhân trong KCN Sài Đồng, ban đầu chúng em đều không khỏi bỡ ngỡ, lạc lõng với nhịp sống thị thành. Có lẽ chính vì vậy, mà hai đứa xích lại gần nhau hơn”.
Đùm bọc, xích lại gần nhau sẽ giúp công nhân xa quê thấy thêm ấm lòng
Cũng theo Ngọc, dù thân nhau song không phải hai đứa không có bất đồng. Nhưng vì cùng xa nhà, thiếu thốn tình cảm nên dễ bỏ qua cho nhau. Đúng như lời của Ngọc, đôi bạn, kẻ Bắc, người Trung, không giống nhau ở lời ăn tiếng nói đã đành, còn khác nhau cả trong cách ăn uống. Hằng người tròn trịa, lại thích ăn đồ rán, xào. Ngọc thanh mảnh, chỉ ưa đồ luộc, rau củ, thịt nạc… Lúc đầu, những khác biệt ấy khiến họ giận hờn nhau. Nhưng dần dần, qua những lần đau ốm, bệnh tật, trái gió trở trời, người này hết lòng chăm sóc cho người kia từ viên thuốc đến nồi cháo, những bất đồng vặt vãnh nhanh chóng được thay bằng sự quan tâm lẫn nhau.
Giúp đỡ nhau khi hoạn nạn
“Chị Loan ơi, Mai nó bị làm sao ấy, em sợ quá, chị sang xem giúp”. Nghe cô bé hàng xóm gọi, Nguyễn Thị Loan, Công ty N.S- KCN Bắc Thăng Long (trú tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh) vội vàng bật dậy. Trong phòng trọ kế bên, Mai nằm thở dốc, mặt xanh mét, còn cô bạn cùng phòng thì luống cuống không biết xử trí ra sao. Bất chấp đêm khuya, trời mưa nặng hạt, Loan vẫn mặc áo mưa, lấy xe đưa Mai vào Bệnh viện đa khoa Đông Anh cấp cứu. Mai bị hen phế quản, cơn hen kịch phát, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Loan nên cô được cấp cứu kịp thời và không nguy hiểm tính mạng.
Tỉnh lại, Mai xúc động kể: “Chị Loan tốt lắm. Ở xóm trọ này, chuyện lớn, chuyện nhỏ gì mọi người đều gọi chị Loan và chuyện gì chị cũng nhận dù cho lúc nửa đêm hay đang giữa trưa. Mọi người ai cũng quý chị ấy”. Nghe Mai nói vậy, Loan cười, khiêm tốn giải thích cho những việc làm của mình: “Có gì đâu, anh chị em ở đây đều xa quê, xa gia đình nên mọi người đều xem nhau như người thân, sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ nhau. Gặp lúc bạn bè ốm đau, hoạn nạn, ai cũng làm như tôi mà thôi. Khu nhà trọ có đủ công nhân ở Bắc- Trung- Nam đến nhưng chúng tôi cảm thấy không có gì xa lạ mà lại rất gần gũi, gắn bó”.
Thương nhau như ruột thịt
Thanh Hà, Công ty M.T, KCN Vĩnh Tuy tâm sự: “Nếu không có các chị cùng nhà trọ, chắc tôi đã làm điều dại dột...”. Từ quê lên TP chẳng bao lâu, Hà đã yêu anh tổ trưởng cùng công ty. Anh ta ngon ngọt, hứa hẹn đủ điều nhưng đến khi Hà có thai thì anh ta lộ rõ bộ mặt Sở khanh. Anh ta trắng trợn tuyên bố mình đã có vợ con ở quê, không thể tiếp tục tình cảm với cô. Thai lớn không thể bỏ, còn về quê thì Hà không dám vì sợ gia đình mang tai tiếng với xóm giềng. Cùng đường, cô định tự tử nhưng nhờ các bạn cùng phòng khuyên nhủ, phân tích thiệt hơn, Hà đã bình tâm và giữ lại đứa con. Không những thế, 2 cô bạn cùng phòng còn tận tình chăm nom, lo lắng khi Hà vượt cạn. Giờ đây, con cô có đến 3 người mẹ, ai cũng yêu thương, lo lắng cho bé.
Một câu chuyện cảm động khác về tình người trong xóm trọ công nhân. Mẹ Nguyễn Thị Dung, công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long bệnh nặng, để chữa trị phải tốn tới vài chục triệu đồng, khoản tiền quá lớn đối với một gia đình thuần nông. “Tôi và gia đình đang lo lắng không biết xoay sở ra sao, thì bạn bè trong nhà trọ biết tin đã cùng nhau về tận quê thăm mẹ, rồi còn quyên góp tiền giúp mẹ tôi chữa bệnh. Mẹ tôi đã cảm động rơi nước mắt khi nghe các bạn nói: “Chúng cháu với Dung như chị em trong nhà, nên bác cũng là mẹ của chúng cháu”. Dung còn nói thêm, vậy mà ban đầu mới lên thành phố, tôi sống khép mình vì nghĩ ở đây mọi người đều sống kiểu “đèn nhà ai nấy sáng”.
Không chỉ xích lại gần nhau, thương nhau như ruột thịt vì làm cùng công ty, ở cùng chỗ trọ hay cùng cảnh ngộ xa nhà, CNLĐ ngoại tỉnh còn gắn bó với nhau vì tình đồng hương. Hiện nay, những nhóm đồng hương đã trở nên phổ biến. Những nhóm đồng hương này có tính bền vững cao. Họ luôn gắn bó nhau trong việc làm, đời sống; giúp đỡ nhau tận tình trong cơn hoạn nạn. Vẫn còn đó những khó khăn bộn bề của công việc, cuộc sống… nhưng sự quan tâm, chia sẻ, gắn bó với nhau của công nhân xóm trọ thật đáng quý. Những tình cảm này đã giúp họ vượt lên mọi khó khăn của cuộc sống xa quê…
Ngọc Tú
Nên xem

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông
Tin khác

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện
Gương sáng 01/04/2025 22:24

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng
Gương sáng 01/04/2025 21:26

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương
Gương sáng 29/03/2025 09:56

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách
Gương sáng 26/03/2025 17:55

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa
Gương sáng 20/03/2025 22:01

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân
Longform 06/03/2025 19:58

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời
Longform 03/03/2025 15:17

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Gương sáng 03/03/2025 13:34

Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Gương sáng 02/03/2025 06:02

Thành công từ sự sáng tạo không ngừng
Gương sáng 16/02/2025 18:46