Âm nhạc trực tuyến là “cánh cửa” để nghệ sĩ gần hơn với công chúng
Cầu Vàng khiến người Việt Nam tự hào khi xuất hiện trong sự kiện âm nhạc United We Stream Asia Âm nhạc trực tuyến lên ngôi thời đại dịch |
Dịch Covid-19 khiến cho một năm của giới văn hóa - giải trí gặp nhiều khó khăn, khi mà các sân khấu, nhà hát phải đóng cửa hoặc hạn chế khán giả; các chương trình tổ chức ngoài trời phải tạm dừng; nhiều nghệ sĩ lao đao vì lượng công việc, thu nhập giảm sút. Để đưa nghệ thuật đến với công chúng theo một cách khác, việc thực hiện nhiều chương trình trực tuyến trở thành giải pháp khả thi và bắt đầu nở rộ. Bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ đã chủ động tự xây dựng các “kênh” trực tuyến của mình, nhằm đưa sản phẩm nghệ thuật đến với công chúng. Nhiều nghệ sĩ thậm chí còn cho rằng, âm nhạc trực tuyến còn giúp cho họ gần hơn với khán giả so với đứng trên sân khấu.
Là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ thế hệ 9x, nhạc sĩ Bùi Tiến Thường cho rằng, công nghệ thông tin bây giờ đang rất phát triển và việc phát hành âm nhạc online là một trong những điều các nghệ sĩ đang làm và cần làm. “Các bạn đã biết, chỉ với chiếc điện thoại smart phone thì mọi người có thể cập nhật được hết thông tin xã hội đang diễn ra như thế nào và âm nhạc cũng vậy. Công nghệ số giúp âm nhạc đến nhanh và gần hơn tới khán giả. Cũng giống như cách mà nhiều nghệ sĩ đã làm, muốn truyền thông điệp về Covid-19 đến đông đảo công chúng, thì có thể dùng một ca khúc, thông điệp sẽ đến với công chúng nhanh hơn rất nhiều. Đó là sự lan tỏa của công số và ưu điểm của âm nhạc online”, nhạc sĩ khẳng định.
Giải trí trực tuyến tại nhà mang lại nhiều thuận lợi cho công chúng cũng như là điểm cầu kết nối chặt chẽ hơn giữa nghệ sĩ và công chúng. |
Chia sẻ quan điểm về âm nhạc trực tuyến, nhạc sĩ Tiến Trần cũng cho biết, xu hướng âm nhạc online là một cánh cửa rất rộng lớn cho giới nghệ sĩ trong thời điểm hiện tại và tương lai. Âm nhạc online giúp những tác phẩm của nghệ sĩ được lan toả rộng lớn hơn, nhanh hơn, và khán giả cũng được tiếp cận rất là dễ dàng. Trong lúc dịch covid- 19 đang quay trở lại nên những sân khấu ca nhạc không được tổ chức. Vậy nên khi khán giả không đến được các sân khấu ca nhạc để thưởng thức nghệ sĩ trình diễn thì có thể tiếp cận qua rất nhiều trang mạng như Zing Mp3 hay Youtube....
Có thể thấy, với những hiệu quả mà âm nhạc online mang lại, các chương trình trực tuyến không chỉ được xem là giải pháp tạm thời mà đã trở thành một xu hướng làm nghệ thuật mới mà nhiều nghệ sĩ đang nỗ lực thực hiện. Nhiều nghệ sĩ đã nhanh chóng nhận ra, âm nhạc trực tuyến không còn là một “giải pháp tình thế” nưa, mà cần nghiêm túc, chuyên nghiệp để mang đến cho khán giả sản phẩm chất lượng. Đối tượng khán giả trực tuyến hiện nay không dễ dàng tiếp nhận một sản phẩm “cẩu thả”, họ đặt kỳ vọng vào sự đầu tư, cách sáng tạo nghiêm túc từ các nghệ sĩ.
Chương trình trực tuyến đã thể hiện ưu thế vượt trội về nhiều mặt. Giải trí trực tuyến tại nhà mang lại nhiều thuận lợi cho công chúng cũng như là điểm cầu kết nối chặt chẽ hơn giữa nghệ sĩ và công chúng.
Nhạc sĩ Vũ Minh Vương (Hội Nhạc sĩ Việt Nam) cho rằng, năm qua là một năm ảm đạm với nhiều ngành chứ không riêng gì ngành giải trí, đa số nghệ sĩ đã phát triển theo xu hướng âm nhạc online. Tuy nhiên, theo nhạc sĩ Minh Vương, dù công nghệ số có phát triển như thế nào thì cảm giác của nó cũng không thể giống với việc khán giả được tham dự trực tiếp một buổi hoà nhạc, được gần gũi với nghệ sĩ ngay tại sân khấu.
“Khi dịch bệnh qua đi, nếu có điều kiện thì khán giả nên bỏ tiền ra để tham dự trực tiếp một buổi hoà nhạc thay vì xem lại chúng trên YouTube để ủng hộ nghệ sĩ chúng tôi. Sự sáng tạo của chúng tôi sẽ được thăng hoa hơn khi được sự ủng hộ trực tiếp từ các bạn”, Nhạc sĩ Vũ Minh Vương chia sẻ.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11