-->

4 mẫu tem sẽ được phát hành trong năm 2018

Năm 2018 là năm kỷ niệm chẵn của nhiều sự kiện lịch sử có ý nghĩa và kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Việt Nam. Để lưu dấu những sự kiện này trên hệ thống tem bưu chính Việt Nam, ngày 30/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp để duyệt và lấy ý kiến về các thiết kế của 4 bộ tem bưu chính sẽ phát hành trong 6 tháng cuối năm 2018.
4 mau tem se duoc phat hanh trong nam 2018 Hoa sen và núi Ngũ Hành Sơn lên tem chào mừng Năm APEC 2017
4 mau tem se duoc phat hanh trong nam 2018 Ba họa sỹ nhận giải thiết kế tem Tết Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý

Các mẫu thiết kế được lựa chọn phải bảo đảm chất lượng, đáp ứng các chuẩn mực nghệ thuật; bảo đảm giá trị lịch sử, thời đại được truyền tải trên nội dung tem; đồng thời, cần đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người chơi tem trong nước, quốc tế...

4 mau tem se duoc phat hanh trong nam 2018
Cây đèn đồng hình người quỳ thuộc Văn hóa Đông Sơn sẽ được tái hiện trong bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ I)”. Ảnh: Vietnamplus

Theo đó, bộ tem “Kỷ niệm 150 năm ngày mất của Nguyễn Trung Trực (1838-1868)” sẽ gồm 1 mẫu, được lựa chọn từ 3 mẫu thiết kế.

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, quê ở Bình Định là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang). Ngày 11/12/1861, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân đốt tàu Espérance hạ neo ở bến Nhật Tảo. Từ sau chiến thắng này, hàng loạt cuộc tấn công trên sông liên tiếp diễn ra gây nhiều tổn thất về người và tài sản cho quân địch.

Bộ tem “Kỷ niệm 150 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được thiết kế với 2 chi tiết cơ bản là chân dung Nguyễn Trung Trực và hình ảnh trận đánh ghi dấu ấn lịch sử của ông.

Hội đồng Tư vấn tem quốc gia cũng tiến hành lựa chọn mẫu thiết kế cho bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyên Hồng (1918-1982)” gồm 1 mẫu tem. Nhà văn Nguyên Hồng (tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng) sinh này 5/11/1918 tại Vụ Bản, Nam Định.

Nguyên Hồng mồ côi từ bé, khi trưởng thành, ông đã sớm giác ngộ cách mạng và tham gia vào các phong trào yêu nước. Ông bị địch bắt nhiều lần, chịu nhiều cực hình tra tấn nhưng vẫn kiên cường tham gia các phong trào sáng tác văn học của Hội Văn hóa Cứu quốc. Nhà văn Nguyên Hồng mất ở tuổi 64, để lại hơn 40 tác phẩm văn học.

Ông là một trong những nhà văn được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt đầu tiên vào năm 1996.

Thiết kế của bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyên Hồng” thể hiện chân dung nhà văn Nguyên Hồng bằng bút pháp hiện thực, miêu tả thần thái nho nhã và mộc mạc của nhà văn nổi tiếng luôn đứng về phía những người dân lao động.

Nền tem thể hiện bìa cuốn sách “Bỉ Vỏ” – một trong những tiểu thuyết tiêu biểu đã đem lại danh tiếng cho ông trong làng văn Việt Nam, tiếp đó là phong cảnh bến Tam Bạc – Hải Phòng, là bối cảnh trong tiểu thuyết nêu trên. Nền màu tem nâu ấm, thể hiện nhân cách gần gũi mộc mạc của nhà văn.

Bộ tem thứ ba sẽ được phát hành trong 6 tháng cuối năm 2018 là bộ tem chuyên đề “Động vật Vườn quốc gia Kon Ka Kinh”, gồm 4 mẫu và 1 bloc. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động vật rừng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông, cung cấp nước tưới tiêu cho khu vực Gia Lai và Kon Tum.

Họa sĩ thiết kế bộ tem đã sử dụng bút pháp hiện thực, thể hiện mối liên hệ giữa thiên nhiên và động vật quý hiếm, đặc trưng tại nơi đây như Khướu Kon Ka Kinh, bò sát Ô rô Natalia, Mang Trường Sơn, Vòi voi cánh đốm. Bốn con tem cũng được đưa vào bloc tem trong một không gian thiên nhiên đồng hiện đúng sinh cảnh trong Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Bộ tem thứ tư chuyên đề “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ I)” có chủ đề “Đồ đồng”, gồm 4 mẫu. Bộ tem này sẽ giới thiệu đến công chúng trong nước và quốc tế 4 bảo vật bằng đồng nổi tiếng của Việt Nam gồm: Cây đèn đồng hình người quỳ (thuộc văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia), kiếm ngắn Núi Nưa (thuộc văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa), Thạp đồng Hợp Minh (thuộc văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng tỉnh Yên Bái), Bộ khóa đai lưng bằng đồng (thuộc văn hóa Đông Sơn, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Đây là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động