4 điều chị em không nên làm khi đang uống kháng sinh
Mẹ “tống” kháng sinh khi trẻ ho sẽ hại con thế nào? | |
Phương pháp điều trị viêm tai giữa ở trẻ mà không cần uống kháng sinh |
1. Không “dựa dẫm” hoàn toàn vào thuốc tránh thai
Hầu hết kháng sinh không gây rắc rối gì cho thuốc tránh thai nội tiết. Nhưng cũng có những ngoại lệ. Rifampin (dùng điều trị viêm màng não) và Rifabutin (dùng điều trị lao) có thể làm giảm mức hoóc-môn tránh thai ngăn ngừa rụng trứng. Nếu được bác sĩ kê đơn một trong những thuốc này, hãy sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng như bao cao su, trong khi dùng kháng sinh, và trong ít nhất một tuần sau khi dùng liều cuối cùng.
2. Không uống rượu
Tạm thời “kiêng” bia rượu trong khi uống kháng sinh là rất quan trọng vì nhiều lý do. Mặc dù rượu không làm giảm hiệu quả của hầu hết các kháng sinh, song nó có thể làm giảm năng lượng và làm chậm thời gian hồi phục.
Thêm vào đó, vì cả rượu và thuốc kháng sinh đều có thể gây buồn nôn, chóng mặt và buồn ngủ, nên việc kết hợp cả hai có thể khiến bạn khó chịu gấp đôi với những tác dụng phụ đáng sợ này.
Một số thuốc kháng sinh phổ biến nhất, bao gồm metronidazole (điều trị nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng âm đạo), tinidazole (điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn) và trimethoprim sulfamethoxazole (điều trị nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng tai) không nên trộn với rượu vì có thể gây đau đầu, buồn nôn, nôn, và nhịp tim nhanh.
3. Không quên probiotics
Thuốc kháng sinh diệt những vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó cũng có thể quét sạch những vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này có thể khiến đường ruột gặp trục trặc và gây tiêu chảy. Uống men tiêu hóa chứa các lợi khuẩn trong khi dùng kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.
4. Không gọi đồ ăn khi chưa xem hướng dẫn sử dụng thuốc
"Một số kháng sinh như augmentin cần được uống trong khi ăn để tránh cồn ruột, trong khi những loại khác, bao gồm penicillin (điều trị nhiễm khuẩn), lại cần uống khi đói để cải thiện hấp thu thuốc. Vì vậy, luôn kiểm tra hướng dẫn sử dụng trước khi uống kháng sinh.
Theo Cẩm Tú/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58