-->

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

(LĐTĐ) Những ngày Tháng Tư lịch sử, dưới sắc cờ rực đỏ, trong niềm vui lớn lao mừng Ngày đất nước thống nhất, phóng viên Báo Lao động Thủ đô về lại “Đất thép thành đồng” Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chứng kiến biết bao sự đổi thay, phát triển nơi đây.
Khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Huyện Củ Chi kỷ niệm 55 năm ngày nhận danh hiệu "Đất thép thành đồng"

Kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ

Từ ngã tư An Sương, theo dọc Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á), qua cầu An Hạ, trải tầm mắt là cánh đồng xanh mát; phương tiện nhộn nhịp ra vào khu công nghiệp Tân Phú Trung; đường nội đồng, hệ thống tưới tiêu được đầu tư bài bản.

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi
Đổi thay trên quê hương “đất thép thành đồng” Củ Chi.

Sau 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kinh tế xã hội huyện Củ Chi phát triển từng ngày, từ một vùng thuần nông nghiệp đã hình thành nhiều khu công nghiệp như Tân Phú Trung, Đông Nam, Tây Bắc Củ Chi, khu công nghiệp cơ khí ô tô. Đặc biệt khu đô thị Tây Bắc Củ Chi đã tạo động lực phát triển và thay đổi diện mạo đô thị cho huyện, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 55 năm ngày Củ Chi vinh dự được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”, Bí thư Huyện ủy huyện Củ Chi Nguyễn Quyết Thắng cho biết: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của huyện Củ Chi đạt trên 7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm. Vào năm 2015, Củ Chi là huyện ngoại thành đầu tiên của TP.HCM được công nhận huyện nông thôn mới và hiện là nơi sở hữu đàn bò sữa nhiều nhất so với các nơi khác trên cả nước.

Giai đoạn 2020 - 2021, Củ Chi nhanh chóng vượt qua đại địch Covid-19, bảo vệ tốt sức khỏe nhân dân, giữ vững vùng xanh, thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của huyện Củ Chi là 63,6 triệu đồng. Hiện nay huyện có gần 36.000 hộ gia đình chính sách có công, 29 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống (cả huyện Củ Chi có 2.135 Mẹ Việt Nam anh hùng) và gần 4.500 nhà tình nghĩa.

Trên địa bàn huyện Củ Chi có 224 hợp tác xã, tổ hợp tác xã đang hoạt động với gần 5.800 thành viên; hơn 7.400 doanh nghiệp và hơn 34.300 hộ kinh doanh đang hoạt động. Huyện Củ Chi cũng là địa phương có tốc độ giải ngân đầu tư công cao nhất TP.HCM khi năm 2023 huyện Củ Chi đã giải ngân được 2.108 tỷ đồng (đạt 100%) vốn Thành phố giao và đạt 1.047 tỷ đồng vốn ngân sách của huyện (đạt 96,9% kế hoạch vốn, vượt 1,9% kế hoạch). Đáng chú ý, thu ngân sách của huyện Củ Chi trong năm 2023 đạt hơn 1.646 tỷ đồng, đạt 115,8% so với chỉ tiêu đề ra. Phong trào nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, trong năm 2023 các xã trên địa bàn huyện đã vận động sửa chữa, nâng cấp 36 tuyến hẻm, nạo vét 20 tuyến kênh, lắp đặt 135 camera an ninh, trao 59 suất học bổng, tặng vở cho học sinh nghèo.

Ông Nguyễn Văn Khanh, ngụ xã Phú Mỹ Hưng, huyện củ Chi vui vẻ cho biết: Trước đây gia đình làm lúa, thu nhập thấp. Nhưng nay có thêm công việc chăn nuôi bò sữa đã giúp gia đình ông thoát nghèo, có tích lũy để đầu tư nhà cửa khang trang, đồng thời lo cho 2 con đang học đại học trên trung tâm TP.HCM. Tương tự, anh Nguyễn Văn Dương, giáo viên trường THPT huyện Củ Chi chia sẻ, bản thân anh từ Nghệ An vào Củ Chi lập nghiệp, may mắn tìm được công việc ổn định. Nơi đây người dân sống chân chất, tình nghĩa, bao bọc, đoàn kết, yêu thương nhau. Kinh tế huyện Củ Chi ngày càng phát triển. Đối với anh Dương, Củ Chi là quê hương thứ 2, cảm mến và gắn bó máu thịt nơi đây nên anh đã đưa mẹ từ Nghệ An vào Củ Chi sinh sống.

Tự hào Địa đạo Củ Chi

Nhắc đến Củ Chi là nhắc đến tinh thần cách mạng kiên trung, bất khuất. Trong kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi là vành đai ở cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn, giữ vị thế chiến lược quan trọng, nằm trong vùng oanh kích tự do Tam giác sắt; chốt chặn các cuộc càn quét mang tính hủy diệt của kẻ thù vào căn cứ, chiến khu cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Nhắc đến Củ Chi còn là nhắc đến “vành đai đỏ”, “vùng đất lửa”, “vùng đất trắng” hay “vùng đất thép”. Củ Chi - nơi chạm khắc vào lịch sử với vị trí là một địa bàn chiến lược, là căn cứ địa vững chắc của Khu ủy và Quân khu Sài Gòn - Gia Định.

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi
Mô hình thu nhỏ Địa đạo Củ Chi.

Từ trong lòng đất, quân và dân Củ Chi có những sáng tạo về cách đánh, về tổ chức trận địa, tạo thế bám trụ, lấy phương thức chiến tranh nhân dân đánh bại phương thức chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ. Và cũng từ lòng đất, du kích Củ Chi thoắt ẩn, thoắt hiện, đánh tan hàng trăm trận càn của địch với đầy đủ các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất. Cuộc chiến trong lòng đất của quân và dân Củ Chi đã ghi vào lịch sử dân tộc và nhân loại với một kỳ tích có một không hai, đó chính là Địa đạo Củ Chi.

Hiện nay TP.HCM đang hoàn hiện hồ sơ trước khi trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là di sản thế giới. Theo dự thảo báo cáo tóm tắt, Địa đạo Củ Chi là một hệ thống địa đạo liên hoàn, được xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương (Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất 1945 - 1954 và Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai - Chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975). Đây là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, một công trình kiến trúc độc đáo của nhân dân Việt Nam; là bằng chứng sinh động, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của người dân vùng đất Củ Chỉ, với sức sống bền bỉ, tinh thần chịu đựng gian khổ, ý chí đấu tranh kiên cường để duy tồn và bảo vệ quê hương với khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước.

Địa đạo Củ Chỉ cách trung tâm TP.HCM hiện nay khoảng 70 km về hướng Tây Bắc. Địa hình huyện Củ Chỉ là một vùng đất cao, chuyển tiếp từ miền Đông Nam Bộ xuống đồng bằng Tây Nam Bộ, có nhiều đồi gò, rừng rậm, hệ thống kênh rạch chằng chịt. Khởi nguồn, địa đạo Củ Chỉ được người dân ở hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh Ninh (nay là Phước Vĩnh An) đào từ năm 1946. Ban đầu là hầm ếch, khoét thẳng đứng xuống lòng đất, miệng nhỏ, độ sâu vừa đủ chỗ thân người ngồi, sau đó phát triển thành hầm bí mật rộng 2 - 3m, sâu khoảng 2m, dùng tre gác bên trên, phủ đất làm thành trần. Sau đó, hầm bí mật được cải tiến, đào khoét ngang sâu, tạo thành đường hầm dài 4 - 5m, gọi là hầm địa đạo (bao gồm có miệng hầm, nắp hầm, đường hầm). Đường hầm phát triển thành hầm liên gia (cứ 3 - 5 gia đình đào hầm thông nhau). Đến năm 1947, hai đường hầm ở ấp Cây Da (xã Tân Phú Trung) và ấp Bà Giã (xã Phước Vĩnh An) được nối thông nhau, tạo thành Địa đạo liên xã, với chiều dài khoảng 17km.

Địa đạo Củ Chỉ là một hệ thống các công trình nhân tạo, có giá trị nổi bật về kiến trúc, lịch sử, quân sự.... Là ví dụ sinh động về sự sáng tạo, khả năng thích ứng, ứng phó, sức mạnh cộng đồng, ý chí, nghị lực phi thường của con người để sinh tồn; là một trong những hình thức cư trú, sinh sống độc đáo, đặc trưng của người dân Việt Nam trong hoàn cảnh, điều kiện đất nước có chiến tranh ở thế kỷ XX.

Dự kiến diện tích khu vực đề cử di sản thế giới rộng khoảng 17,7ha, có chiều dài khoảng 200km, bao gồm Địa đạo Cây Da (xã Tân Phú Trung), Địa đạo Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng), Địa đạo Bến Đình (xã Nhuận Đức và Phạm Văn Cội), Địa đạo Xóm Bưng (xã Nhuận Đức), Địa đạo An Bình (xã Trung An). Website The World Geography đã bình chọn Địa đạo Củ Chi là 1 trong 10 công trình ngầm ngoạn mục nhất thế giới. Địa đạo Củ Chi cũng lọt vào tốp 7 điểm du lịch kỳ lạ nhất ở Đông Nam Á.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương hoàn thiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy trong thời gian từ 18 - 20/2).
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ

Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ

(LĐTĐ) Chiều 21/1, Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Thành phố Cần Thơ đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ.
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 21/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức hơn so với dự báo, song Đảng bộ Thành phố đã phát huy tinh thần chủ động, đoàn kết, trách nhiệm, với quyết tâm chính trị cao, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố.
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Nội tiếp tục là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, Đảng bộ Thành phố đã nghiêm túc thực hiện tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, với quyết tâm chính trị cao đã tập trung lãnh đạo thực hiện cuộc cách mạng cải cách, củng cố, kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính các cấp tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo nền tảng để bước vào kỷ nguyên mới.
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô

Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Báo cáo về kết quả công tác xây dựng Đảng năm 2024, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, sáng 21/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cho biết, năm 2024, Thành phố đã hoàn thành nhiều công việc quan trọng mang tính chiến lược để tạo tiền đề cho sự phát triển của Thủ đô giai đoạn tới.
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

(LĐTĐ) Sáng nay (21/1), tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 21, họp bàn về một số nội dung quan trọng. Trong đó có Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII và Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ.
Xem thêm
Phiên bản di động