3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Tiêm đầy đủ vắc xin sởi có hiệu quả phòng bệnh đến 98% Không chủ quan với dịch, bệnh sởi Phối hợp tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học đảm bảo an toàn |
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, hiện nhiều người lớn còn chủ quan, cho rằng sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em nên không chú ý tiêm vắc xin và khám bệnh, điều trị kịp thời. Bác sĩ Chính chỉ ra 3 nhóm có nguy cơ cao mắc sởi cần phòng ngừa bằng vắc xin càng sớm càng tốt.
![]() |
Các nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin sởi để phòng bệnh hiệu quả. |
Nhóm có bệnh nền
Người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy thận, ung thư… dễ bị sởi tấn công và gây bội nhiễm, dẫn đến biến chứng nặng.
Lý do, hệ miễn dịch của nhóm người này đã bị suy yếu, giảm khả năng loại bỏ và chống đỡ sự tấn công của vi rút sởi. Từ đó, mầm bệnh thuận lợi nhân lên và xâm nhập gây biến chứng. Quá trình điều trị người có bệnh nền và mắc sởi cũng khó khăn và kéo dài hơn, do phải vừa điều trị sởi vừa phải kiểm soát bệnh nền, phối hợp nhiều loại thuốc.
Ngoài ra, vi rút sởi gây phá hủy trí nhớ miễn dịch sau nhiều năm, khiến người bệnh sau khi mắc sởi dễ nhiễm thêm các mầm bệnh khác như phế cầu, lao, ho gà, cúm… Việc kiểm soát bệnh nền gặp nhiều khó khăn, tăng nguy cơ biến chứng và tử vong.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai
Thai phụ có hệ miễn dịch yếu, nếu chưa có miễn dịch với sởi có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu tiếp xúc nguồn lây với khả năng lây trên 90%. Bệnh sởi có thể gây biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non, thai chết lưu…
Bác sĩ Chính giải thích thai phụ nhiễm sởi có nhịp tim và thân nhiệt đều tăng cao, đến 39-40 độ C khiến tim thai phải làm việc quá sức. Tình trạng này tăng nguy cơ tử vong cho mẹ, thai lưu, sảy thai, chuyển dạ sinh non. Nếu mẹ mắc sởi vào cuối thai kỳ, trẻ sinh ra có nguy cơ nhiễm sởi tiên phát, viêm não xơ cứng bán cấp dẫn tới tử vong…
Bác sĩ Chính khuyến cáo, phụ nữ nên tiêm vắc xin ngừa sởi trước khi mang thai 3 tháng, tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng tùy từng loại vắc xin để cơ thể có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, không ảnh hưởng đến thai nhi.
Nhóm chưa có miễn dịch
Theo bác sĩ Chính, bệnh sởi có tính chất lây nhiễm hàng đầu và dễ lây thành dịch. Hầu hết người chưa có miễn dịch, như: Chưa từng mắc bệnh hoặc chưa tiêm vắc xin, nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc vi rút. Trung bình một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người lớn có thể chiếm khoảng 10-20% các trường hợp mắc bệnh sởi trong các đợt bùng phát. Người lớn mắc sởi có thể có triệu chứng không điển hình như sốt cao, ho, khó thở, viêm kết mạc… Việc này dẫn tới tâm lý chủ quan, không khám và điều trị kịp thời, tăng nguy cơ biến chứng và trở nặng. Họ có thể trở thành nguồn lây cho những người khác trong gia đình, cộng đồng, đặc biệt nhóm có miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, thai phụ, người cao tuổi, suy giảm miễn dịch hay có bệnh lý nền.
Nghiên cứu cho thấy người lớn mắc sởi cũng có triệu chứng nặng, phải nghỉ học, nghỉ làm và nhập viện để điều trị bệnh. Như tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, số ca mắc sởi từ cuối năm 2024 đến nay tăng nhanh, 35% gặp biến chứng như tổn thương gan, viêm giác mạc, nhìn mờ, viêm phổi, viêm não.
Gần đây nhất, Bệnh viện tiếp nhận người đàn ông 50 tuổi gặp biến chứng viêm não do sởi dẫn đến lơ mơ, nguy kịch. Bệnh nhân bị lây bệnh khi chăm sóc con, bị sốt, mệt, ho nhưng không nghĩ người lớn mắc sởi nên ban đầu chỉ chữa viêm họng cấp.
Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết, người lớn có thể chủng ngừa bằng các loại vắc xin như vắc xin sởi đơn giá (MVVAC-Việt Nam), hoặc vắc xin phối hợp sởi-quai bị-rubella (Priorix-Bỉ và MMR II-Mỹ). Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin có hiệu quả phòng bệnh lên đến 98%.
Phụ nữ nên tiêm vắc xin ngừa sởi trước khi mang thai 3 tháng, tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng tùy từng loại vắc xin để cơ thể có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, không ảnh hưởng đến thai nhi. Vắc xin còn giúp mẹ truyền kháng thể thụ động sang thai nhi, bảo vệ bé trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời, khi chưa đủ tuổi chủ động tiêm ngừa vắc xin sởi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Chung kết lượt đi Shopee Cup: Công an Hà Nội bị Buriram cầm hòa 2-2 đầy tiếc nuối

Đoàn cán bộ Công đoàn và “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 vào Lăng viếng Bác

Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật

Nhận định Osasuna vs Atletico Madrid: Bài test cuối cho giấc mơ châu Âu

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung danh mục 339 hồ, ao, đầm không được san lấp
Tin khác

Triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15
Y tế 14/05/2025 18:36

Bộ Y tế thông tin về dịch Covid-19 đang gia tăng ở Thái Lan
Y tế 14/05/2025 17:35

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện
Y tế 12/05/2025 20:42

Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian
Y tế 11/05/2025 14:16

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn
Y tế 10/05/2025 21:15

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số
Y tế 09/05/2025 21:09

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân
Y tế 09/05/2025 15:29

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân
Y tế 08/05/2025 09:43

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án
Y tế 08/05/2025 06:04

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới
Y tế 07/05/2025 18:43