-->
Vụ "chuyến bay giải cứu"

253 lần nhận hối lộ, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị ám ảnh án tử hình

(LĐTĐ) Bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), người đã 253 lần nhận hối lộ với số tiền lên tới 42,6 tỷ đồng khai trước tòa bản thân bị ám ảnh bởi mức án tử hình và phải điều trị rối loạn tâm lý.
Đại án "chuyến bay giải cứu": Chủ doanh nghiệp khai "hành trình" ép, đưa hối lộ Vụ án "chuyến bay giải cứu": Các bị cáo tiếp tục khai bị ép đưa hối lộ Vụ “chuyến bay giải cứu”: Các bị cáo khai gì về quá trình "chạy án"?

Ngày 14/7, phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” tiếp tục với phần luật sư thẩm vấn. Trong vụ án này, bị cáo Phạm Trung Kiên được xác định là người có 253 lần nhận hối lộ với số tiền hơn 42 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, là Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, bị cáo Phạm Trung Kiên có nhiệm vụ tiếp nhận, trình Thứ trưởng duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khi thực hiện nhiệm vụ, Phạm Trung Kiên yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 - 200 triệu đồng cho mỗi chuyến bay hoặc từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng mỗi hành khách. Đối với khách lẻ, chi phí này là 7-15 triệu đồng/người.

253 lần nhận hối lộ, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị ám ảnh án tử hình
Bị cáo Phạm Trung Kiên tại Tòa.

Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 2 - 12/2021, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ của 18 cá nhân đại diện doanh nghiệp và một số khách lẻ. Phạm Trung Kiên bị cáo buộc đã lợi dụng vị trí của mình trong quá trình chuyển hồ sơ phê duyệt các “chuyến bay giải cứu” nhận hối lộ 253 lần với tổng số hơn 42,6 tỷ đồng.

Trả lời câu hỏi của luật sư tại tòa, một số bị cáo trong nhóm doanh nghiệp khai bị cáo Kiên không yêu cầu họ phải đưa tiền cố định là 150 triệu đồng/chuyến.

Đơn cử như, bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn G19 Việt Nam) khai, bị cáo tự chủ động đưa tiền cảm ơn Kiên. Kiên nhận tiền và có nói lại là số tiền chưa đủ nhưng không đòi hỏi chuyển cụ thể bao nhiêu tiền. Sau đó, Hạnh tiếp tục chuyển thêm cho Kiên 200 triệu đồng với tâm thế cảm ơn, chia sẻ thành công của mình, các doanh nghiệp khác có quà, mình cũng nên có quà. Theo bị cáo Hạnh, việc cảm ơn này là giữ mối quan hệ để tiếp tục xin cấp phép các chuyến bay tiếp theo. Theo cáo buộc, bị cáo Hạnh đã đưa hối hộ 10 lần với tổng số 3,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trái với bị cáo Hạnh, bị cáo Đào Minh Dương (Chủ tịch Công ty Vijasun) cáo buộc Phạm Trung Kiên đã có thái độ đe dọa, đòi tiền của doanh nghiệp. “Tôi và công ty của tôi bị ép buộc đưa tiền dù bản thân không muốn. Cứ 8 giờ 30 phút, tôi đến thang máy tòa nhà Lotte là Kiên gọi điện. Mặc dù thời điểm đó đang có dịch Covid-19, theo quy định cấm nghe điện thoại trong thang máy nhưng Kiên gọi liên tục, tôi phải cho nhân viên nghe. Nhân viên báo lại rằng anh Kiên muốn gặp anh và lại đòi tiền. Anh ta gửi ảnh quyết định phê duyệt chuyến bay, nói Thứ trưởng ký rồi, anh chuyển tiền thì có dấu”, bị cáo Dương khai.

Cáo trạng thể hiện, tháng 8/2021, bị cáo Dương đến liên hệ, nhờ và được Phạm Trung Kiên đồng ý trình giải quyết cấp phép chuyến bay cho Công ty Cổ phần Vijasun. Bị cáo Kiên yêu cầu phải chi 150 triệu đồng/chuyến bay. Sau đó, Dương thỏa thuận xin bớt và được Kiên đồng ý giảm còn 100 triệu đồng/chuyến bay. Trong quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ 3 lần với tổng cộng 1,1 tỷ đồng của Đào Minh Dương.

Tại tòa, Phạm Trung Kiên nhiều lần bác bỏ các lời khai về việc ép buộc các doanh nghiệp phải đưa tiền. Bị cáo giải thích, việc nhận hối lộ hơn 42,6 tỷ đồng do các doanh nghiệp chủ động tìm đến, tự đưa ra mức chi.

Bị cáo cũng cho biết khi tìm hiểu thấy tội “Nhận hối lộ” có thể bị phạt tới mức án cao nhất là tử hình, bị cáo rất ám ảnh, chỉ muốn chết để thoát khỏi áp lực. Sau đó, Kiên đã phải nhập viện một thời gian để điều trị “dấu hiệu tâm thần”. Kiên thừa nhận hành vi nhận hối lộ hơn 42 tỷ đồng mong được Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Khởi tố bị can với ông Bùi Mai Lâm Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải và Du lịch Hương Sơn

Khởi tố bị can với ông Bùi Mai Lâm Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải và Du lịch Hương Sơn

(LĐTĐ) Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng; khám xét nơi ở và làm việc đối với Bùi Mai Lâm - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vận tải và Du lịch Hương Sơn để điều tra, làm rõ hành vi tham ô tài sản.
Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận lĩnh án 6 năm tù

Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận lĩnh án 6 năm tù

(LĐTĐ) Chiều 21/1, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng 16 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Tuyên phạt bị cáo Mai Tiến Dũng 30 tháng tù treo

Tuyên phạt bị cáo Mai Tiến Dũng 30 tháng tù treo

(LĐTĐ) Ngày 20/1, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án 10 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Sài Gòn Đại Ninh, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và tỉnh Lâm Đồng.
Phúc thẩm vụ khách hàng bị “bốc hơi” 47 tỷ đồng khi gửi tại Ngân hàng Sacombank

Phúc thẩm vụ khách hàng bị “bốc hơi” 47 tỷ đồng khi gửi tại Ngân hàng Sacombank

(LĐTĐ) Ngày 15/1, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ kiện đòi tài sản và bồi thường giữa nguyên đơn là bà Hồ Thị Thùy Dương (trú tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) và bị đơn là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Xét xử cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và đồng phạm

Xét xử cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và đồng phạm

(LĐTĐ) Ngày 14/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Đức Thái (61 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) cùng 7 đồng phạm ra xét xử về các tội Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuyên án bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân

Tuyên án bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân

(LĐTĐ) Ngày 13/1, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng 3 đồng phạm trong vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Bị cáo Trần Đình Triển lĩnh án 3 năm tù

Bị cáo Trần Đình Triển lĩnh án 3 năm tù

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Đình Triển (hành nghề luật sư, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân) mức án 3 năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo thông qua ứng dụng Signal

Cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo thông qua ứng dụng Signal

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), vừa qua, các chuyên gia an ninh mạng phát đi cảnh báo liên quan đến chiến dịch lừa đảo trên nền tảng nhắn tin, gọi điện miễn phí và được mã hóa 2 chiều - Signal.
Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng

Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng

(LĐTĐ) Mới đây, Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Kiều Nga (sinh năm 1984, trú phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án từ 13 đến hơn 15 năm tù

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án từ 13 đến hơn 15 năm tù

(LĐTĐ) Ngày 8/1, Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án liên quan tới các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và các bị can khác.
Xem thêm
Phiên bản di động