18 y bác sĩ hy vọng không bị nhiễm HIV
18 y bác sĩ có nguy cơ phơi nhiễm HIV sau một ca cấp cứu đặc biệt |
Trước đó, vào ngày 4/7, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận một nữ bệnh nhân tên H. có biểu hiện xuất huyết âm đạo. Bệnh nhân trong tình trạng da vàng nhợt, huyết áp tụt không đo được, tim gần như ngừng đập và rất nguy kịch. Lập tức, bệnh viện huy động 18 y bác sĩ từ các khoa, phòng xuống phòng cấp cứu cho bệnh nhân. Do bệnh nhân chảy máu quá nhiều, cấp cứu chậm 1-2 phút có thể không cứu được nên êkip đã mổ ngay tại phòng khám.
Khi ca mổ tiến hành được 1/2 công đoạn thì nhận được kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân bị nhiễm HIV. Sau ca phẫu thuật và được truyền khoảng 4 lít máu, hiện chị H. đang trong quá trình bình phục. Bệnh viện cũng đã liên hệ với Trung tâm Phòng chống AIDS Hà Nội để 18 cán bộ y tế liên quan uống thuốc dự phòng HIV. Sau 3-6 tháng tới, tất cả sẽ được làm các xét nghiệm xem có bị nhiễm HIV hay không.
Cấp cứu cho bệnh nhân,18 y bác sĩ phơi nhiễm HIV |
Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, phơi nhiễm với HIV (exposure) được hiểu là tình huống có tiếp xúc với dịch tiết có khả năng mang mầm bệnh HIV. Một tình huống được xem là phơi nhiễm có nguy cơ phải thỏa mãn 2 yếu tố: Dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm, được kể đến nhiều nhất là máu, dịch âm đạo, tinh dịch và sữa mẹ. Các dịch cơ thể thông thường khác như mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu… được xem là không có nguy cơ lây nhiễm. Có yếu tố ngõ vào: Vết thương hở, đâm xuyên da, tiếp xúc vào niêm mạc (mắt, mũi, miệng, âm đạo, hậu môn…). Do tính chất âm thầm và khó nhận biết của căn bệnh này, mọi tình huống phơi nhiễm với dịch tiết của người không rõ tình trạng huyết thanh kháng HIV đều được xem là “có khả năng chứa mầm bệnh”. Như vậy, những tình huống không thể xác minh nguồn gây phơi nhiễm như bị kim đâm ở nơi công cộng, bạn tình bất chợt... đều được xem xét như trường hợp tiếp xúc với dịch tiết của người dương tính với HIV.
Đối với việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, theo bác sĩ Thủ, cùng với sự phát triển của điều trị kháng virus bằng thuốc ARV, các nhà nghiên cứu đã thành công khi phát minh và đưa vào ứng dụng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post - exposure prophylaxis - PEP). Đây là một can thiệp y khoa dựa vào khả năng ức chế virus HIV của thuốc ARV. Nếu dùng ARV sớm sau phơi nhiễm có thể dự phòng nhiễm trùng toàn thân bằng cách ngăn cản sự nhân lên của HIV trong một vài tế bào bị nhiễm ban đầu. Sau khi duy trì ARV trong cơ thể trong 4 tuần, các tế bào bị nhiễm ban đầu sẽ bị cơ thể đào thải do cơ chế miễn dịch tế bào, kéo theo đó là sự thải trừ hoàn toàn HIV ra khỏi cơ thể.
Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng 18 y bác sĩ vì cứu bệnh nhân quên nguy hiểm, bị phơi nhiễm HIV, sẽ không bị nhiễm HIV.
Lâm Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02