18 dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn là người thông minh về cảm xúc
Ảnh minh họa. (Nguofn: ignite-lab.com) |
Nhiều thập kỷ nghiên cứu giờ đây đã chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc mới là yếu tố quyết định tạo nên sự khác biệt giữa những người thành công xuất chúng và những người còn lại. Mối liên hệ này mạnh mẽ đến mức 90% những người thành công nhất đều có trí tuệ cảm xúc cao.
Trí tuệ cảm xúc chính là "điều gì đó" có phần khó nắm bắt trong mỗi chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta quản lý các hành vi, hành động trong các tình huống xã hội phức tạp và đưa ra những quyết định cá nhân để đạt được kết quả tích cực.
Dù EQ rất quan trọng, song bản chất khó nắm bắt của nó khiến cho nó trở nên khó đo lường và khó biết rõ những điều cần làm để cải thiện chỉ số này. Bạn luôn có thể làm một bài kiểm tra đã được khoa học kiểm chứng, như bài kiểm tra đi kèm theo cuốn sách "Trí tuệ cảm xúc 2.0" chẳng hạn, nhưng đáng tiếc là những bài kiểm tra như vậy hầu hết đều không miễn phí.
Vì vậy, tác giả bài viết đã phân tích dữ liệu từ hơn 1 triệu người được TalentSmart kiểm tra để xác định những hành vi được coi là dấu hiệu của EQ cao. Những điều sau đây được coi là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn có EQ cao.
1. Bạn có vốn từ vựng giàu có về cảm xúc
Tất cả mọi người đều trải nghiệm cảm xúc, nhưng chỉ có ít người có thể nhận diện chúng một cách chính xác khi chúng xuất hiện. Tác giả bài viết đã nghiên cứu và tìm ra rằng chỉ 36% trong số chúng ta có thể làm được điều này, và đây là một vấn đề lớn vì những cảm xúc không được nhận diện thường bị hiểu lầm, dẫn tới những lựa chọn vô lý và những hành động phản tác dụng.
Những người có EQ cao làm chủ được cảm xúc của họ vì họ hiểu rõ chúng, và họ sử dụng vốn từ vựng cảm xúc rất dồi dào để làm điều này. Trong khi nhiều người có thể chỉ mô tả bản thân là đang cảm thấy "tồi tệ," những người thông minh về cảm xúc có thể xác định rõ họ đang cảm thấy "khó chịu," "thất vọng," "bực dọc" hay "lo âu." Càng lựa chọn từ ngữ một cách chính xác, bạn càng thấu hiểu rõ những điều bạn đang cảm thấy, điều gì gây ra nó, và bạn nên làm gì với nó.
2. Bạn tò mò về những người khác
Không quan trọng là người hướng nội hay hướng ngoại, những người thông minh về cảm xúc đều thấy tò mò về mọi người xung quanh họ. Sự tò mò này sinh ra do thấu cảm, một trong những cửa ngõ quan trọng nhất dẫn tới EQ cao. Bạn càng quan tâm đến những người khác và những gì họ đang trải qua, bạn càng tò mò về họ.
3. Bạn đón nhận sự thay đổi
Những người thông minh về cảm xúc rất linh hoạt và liên tục thích nghi. Họ hiểu rằng sợ thay đổi có thể làm tê liệt và là một mối đe dọa lớn đối với thành công và hạnh phúc của họ. Họ chủ động tìm kiếm và phát hiện những sự thay đổi sắp xảy đến, và tạo lập kế hoạch hành động nếu chúng thực sự diễn ra.
4. Bạn biết rõ ưu nhược điểm của mình
Những người thông minh về cảm xúc không chỉ hiểu rõ các cảm xúc; họ hiểu mình mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào. Họ cũng biết rõ những kiểu người nào thúc đẩy họ, và môi trường (cả về tình huống lẫn con người) cho phép họ thành công. Có EQ cao đồng nghĩa với việc bạn biết ưu điểm của mình, cách dựa vào và sử dụng chúng để có lợi nhất cho bản thân, đồng thời không để cho những nhược điểm kìm giữ bạn.
5. Bạn là người giỏi đánh giá tính cách người khác
Phần lớn trí tuệ cảm xúc có thể được tóm gọn trong khả năng nhận thức xã hội: khả năng "đọc vị" người khác, hiểu rõ họ là người như thế nào và đang phải trải qua những gì. Qua thời gian, kỹ năng này giúp bạn trở thành một người đánh giá tính cách người khác rất chính xác. Con người không còn là bí ẩn đối với bạn. Bạn hiểu rõ họ là người như thế nào và biết rõ động lực của họ, ngay cả những điều ẩn giấu đằng sau họ.
6. Người khác rất khó xúc phạm bạn
Nếu bạn hiểu rõ mình là ai, người khác sẽ rất khó nói ra điều gì đó hoặc làm gì đó khiến bạn bị chấn động mạnh. Những người thông minh về cảm xúc đều tự tin và cởi mở, điều này khiến họ rất vững vàng. Bạn thậm chí có thể tự trêu chọc bản thân hoặc để người khác đùa cợt về mình vì bạn có khả năng vạch rõ ranh giới giữa sự hài hước và sự xúc phạm.
7. Bạn biết cách nói không (với bản thân và với người khác)
Trí tuệ cảm xúc có nghĩa là biết cách tự kiềm chế. Bạn biết trì hoãn sự thỏa mãn và tránh những hành động bốc đồng. Nghiên cứu được thực hiện ở Đại học California, San Francisco cho thấy bạn càng khó nói "không," bạn càng có khả năng cảm thấy căng thẳng, kiệt sức, thậm chí trầm cảm.
Nói "không" là một thử thách lớn về khả năng tự kiểm soát đối với nhiều người, nhưng "không" là một từ mạnh mà bạn không nên tỏ ra sợ hãi khi sử dụng. Khi cần nói "không," những người thông minh về cảm xúc thường tránh những câu nói như "Tôi không nghĩ mình có thể" hay "Tôi không chắc". Nói "không" với một cam kết mới nào đó là tôn trọng những cam kết bạn đang có và cho bạn cơ hội để hoàn thành chúng thành công.
8. Bạn để cho những sai lầm ra đi
Những người thông minh về cảm xúc tách biệt bản thân họ với những sai lầm của họ, đồng thời vẫn nhớ về chúng. Bằng cách giữ cho những sai lầm này ở một khoảng cách an toàn, nhưng đủ gần để không quên chúng, họ có khả năng thích nghi và điều chỉnh để thành công trong tương lai. Cần có tinh thần tự giác, người ta mới có thể không vượt qua ranh giới giữa ghi nhớ và ám ảnh. Ám ảnh về những sai lầm của bạn sẽ khiến bạn lo lắng và rụt rè, còn hoàn toàn quên đi những sai lầm lại khiến bạn dễ lặp lại chúng. Chìa khóa của sự cân bằng nằm ở khả năng biến những sai lầm thành những sự cải thiện. Điều này khiến bạn có xu hướng đứng dậy ngay sau khi vấp ngã.
9. Bạn cho đi và không mong đợi gì cả
Khi một người đột nhiên cho bạn một thứ gì đó mà không mong đợi nhận lại điều gì, người này sẽ để lại một ấn tượng mạnh mẽ trong bạn. Chẳng hạn, bạn có thể có một cuộc trò chuyện thú vị với ai đó về một cuốn sách, và khi bạn gặp lại họ một tháng sau đó, bạn xuất hiện với cuốn sách trong tay. Những người thông minh về mặt cảm xúc xây dựng được những mối quan hệ bền vững vì họ thường xuyên nghĩ về người khác.
10. Bạn không giữ những ác cảm trong tâm trí
Những cảm xúc tiêu cực kèm theo việc duy trì một ác cảm nào đó thực ra là một phản ứng gây stress. Chỉ cần suy nghĩ về điều đó thôi có thể khiến cơ thể bạn rơi vào chế độ "chiến đấu hay chạy trốn", một cơ chế sống sót buộc bạn phải đứng dậy chiến đấu hoặc bỏ chạy khi đối mặt với một mối đe dọa. Nếu mối đe dọa sắp xảy ra, thì phản ứng này là thiết yếu đối với sự sống còn của bạn, nhưng khi mối đe dọa đó thuộc về quá khứ, thì việc lưu giữ cảm giác căng thẳng đó sẽ tàn phá cơ thể bạn và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng theo thời gian.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Emory đã chỉ ra rằng việc lưu giữ căng thẳng góp phần gây bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Giữ mãi một mối ác cảm có nghĩa là bạn đang lưu giữ sự căng thẳng kèm theo nó, và những người thông minh về cảm xúc biết cách tránh điều này bằng mọi giá. Để cho mối ác cảm tiêu tan không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn ngay lúc đó, mà còn có thể cải thiện sức khỏe của bạn.
11. Bạn vô hiệu hóa những người "độc hại"
Việc đối phó với những người khó tính rất dễ gây bực bội và kiệt sức đối với hầu hết mọi người. Nhưng những người có EQ cao kiểm soát sự tương tác của họ với những người độc hại bằng cách giữ cho cảm xúc của họ trong tầm kiểm soát. Khi họ phải đối mặt với một người hay gây khó dễ cho người khác, họ tiếp cận tình hình một cách hợp lý. Họ xác định cảm xúc của chính mình và không cho phép cơn giận hoặc sự thất vọng của bản thân "đổ thêm dầu vào lửa." Họ cũng xem xét quan điểm của người kia và có thể tìm ra những giải pháp và những điểm chung. Ngay cả khi mọi chuyện hoàn toàn vượt ra ngoài khuôn khổ, những người thông minh về cảm xúc vẫn có thể tỏ ra lý trí khi đối phó với những người có tính cách đọc hại để tránh gây tổn thương cho bản thân.
12. Bạn không tìm kiếm sự hoàn hảo
Những người thông minh về cảm xúc sẽ không đặt mục tiêu là sự hoàn hảo, vì họ hiểu rằng điều đó không tồn tại. Bản chất của con người là mắc sai lầm. Khi mục đích của bạn là sự hoàn hảo, bạn luôn cảm nhận thấy cảm giác của sự thất bại, điều này khiến bạn muốn bỏ cuộc hoặc giảm bớt nỗ lực của bản thân. Cuối cùng, bạn dành thời gian than thở về những gì bạn chưa đạt được, những gì bạn lẽ ra nên làm, thay vì hướng về phía trước và cảm thấy vui mừng vì những gì bạn đã đạt được và sẽ đạt được trong tương lai.
13. Bạn biết quý trọng những gì bạn có
Dành thời gian để suy nghĩ về sự biết ơn của bạn với những gì bạn sở hữu không chỉ là việc nên làm; nó còn cải thiện tâm trạng của bạn bằng cách giảm bớt hormone gây stress cortisol (trong một số trường hợp, tỷ lệ giảm là 23%).
Nghiên cứu được tiến hành ở Đại học California, Davis đã phát hiện ra rằng những người dành thời gian hàng ngày để nuôi dưỡng thái độ biết ơn nhận thấy tâm trạng, năng lượng và sức khỏe thể chất của họ được cải thiện. Có khả năng mức cortisol thấp đã đóng vai trò chủ yếu trong kết quả này.
14. Bạn biết tạm thời "ngắt kết nối"
Thường xuyên dành thời gian "ngắt kết nối" là một dấu hiệu của EQ cao, vì điều này giúp bạn giữ cho mức căng thẳng của bạn trong tầm kiểm soát và giúp bạn tận hưởng hiện tại. Khi bạn ép bản thân sẵn sàng làm việc 24/7, bạn đã khiến mình phải chống chọi với một loạt nhân tố gây stress không ngừng hoạt động. Tự buộc mình phải "offline" và thậm chí là tắt điện thoại sẽ giúp cơ thể và tâm trí bạn được nghỉ ngơi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một điều đơn giản như việc tạm thời ngừng kiểm tra email thôi cũng có thể giúp giảm mức độ stress. Công nghệ cho phép việc thông tin liên lạc được thực hiện liên tục, cũng như tạo ra kỳ vọng rằng bạn luôn có mặt sẵn sàng 24/7. Rất khó để tận hưởng một giây phút không căng thẳng sau giờ làm nếu một email với khả năng khiến tư duy của bạn quay trở lại với công việc (tức là với căng thẳng) có thể được chuyển tới điện thoại của bạn bất kỳ lúc nào.
15. Bạn giới hạn lượng caffeine hấp thụ
Uống quá nhiều thức uống có caffeine có thể kích thích giải phóng adrenaline, nguồn gốc chính của phản ứng "chiến đấu hay chạy trốn." Cơ chế này có thể gạt bỏ suy nghĩ hợp lý để ưu tiên cho tốc độ phản ứng, nhằm đảm bảo sự sinh tồn. Điều này rất tuyệt nếu bạn đang bị một con gấu đuổi theo, nhưng không tuyệt lắm khi bạn đang phải trả lời một email có phần bất lịch sự.
Khi caffeine đặt não bộ và cơ thể bạn vào trạng thái siêu căng thẳng này, cảm xúc của bạn có thể lấn át lý trí. Tính chất của caffeine đảm bảo rằng bạn sẽ cảm thấy như vậy trong một thời gian dài trong khi nó từ từ được thải ra ngoài cơ thể bạn. Những người có EQ cao hiểu rằng caffeine có thể gây rắc rối, và họ không để chất kích thích này khiến họ mắc sai lầm.
16. Bạn ngủ đủ giấc
Khó có thể nói quá về tầm quan trọng của giấc ngủ trong việc gia tăng trí tuệ cảm xúc và quản lý mức độ stress của bạn. Khi bạn ngủ, não bộ của bạn thực sự nạp lại năng lượng, sắp xếp lại các ký ức trong một ngày, lưu giữ hoặc loại bỏ chúng (từ đó tạo ra những giấc mơ) để bạn thức dậy trong trạng thái tỉnh táo. Những người có EQ cao hiểu rằng sự tự chủ, sự chú ý và trí nhớ của họ đều bị giảm sút khi họ ngủ không đủ hoặc ngủ không đúng cách. Do vậy, họ coi giấc ngủ là ưu tiên hàng đầu.
17. Bạn gạt bỏ ngay những ý nghĩ tiêu cực về bản thân
Càng gặm nhấm những suy nghĩ tiêu cực, bạn càng cho nó sức mạnh to lớn. Phần lớn những suy nghĩ tiêu cực của chúng ta chỉ là những suy nghĩ chứ không phải thực tế. Khi bạn cảm thấy một điều gì đó luôn hoặc không bao giờ xảy ra, đó chỉ là xu hướng tự nhiên của não bộ của bạn trong việc xem xét các mối đe dọa (phóng đại tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của một sự kiện). Những người thông minh về cảm xúc phân biệt rõ những suy nghĩ này và sự thực, nhằm thoát khỏi vòng tròn luẩn quẩn của sự tiêu cực và hướng tới một cách nhìn mới, tích cực hơn.
18. Bạn không để cho bất kỳ ai kìm hãm niềm hạnh phúc của mình
Khi cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc của bạn xuất phát từ ý kiến của những người khác, bạn sẽ không còn làm chủ hạnh phúc của mình nữa. Khi những người thông minh về cảm xúc cảm thấy hạnh phúc về điều gì đó họ đã làm, họ sẽ không để ý kiến hoặc nhận xét mỉa mai của bất kỳ ai lấy đi niềm hạnh phúc đó. Mặc dù bạn không thể "tắt" những phản ứng của bản thân trước những gì người khác nghĩ, nhưng bạn không cần so sánh bản thân với người khác. Bằng cách này, dù những người khác nghĩ gì hay làm gì, giá trị bản thân bạn luôn đến từ bên trong./.
Theo Vietnam+
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54